2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỒN CỦA
2.3.1. Các kết quả đạt được
2.31.1. Đánh giá hiệu quả của dự án trên hệ thống các chỉ tiêu:
1. Các chỉ tiêu định tính: a. Tính phù hợp của dự án:
Dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn (REEP) được triển khai khi nền kinh tế Việt Nam đang có sự phát triển mạnh trên cơ sở hội nhập. Tại thời điểm chương trình diễn ra cũng chưa có nhiều các dự án chương trình được hoạt động với mục đích hỗ trợ phát triển cho khu vực nơng thơn. Chương trình với mục tiêu chung là xóa đói giảm nghèo, nâng cao quyền bình đẳng giới trên cơ sở hỗ trợ các doanh nghiệp trên các lĩnh vực cải cách hành chính, thủ tục pháp lý và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Một trong những mục tiêu của dự án đó là hỗ trợ cạnh tranh cho doanh nghiệp vùng nơng thơn ngồi quốc doanh nơi mà sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn là vấn đề đáng bàn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, nhìn chung chương trình đã đáp ứng được một phần nhu cầu trong thực tế của các nhà quản lý, chính sách, của bản thân các doanh nghiệp của khu vực nông thôn và của các địa phương nơi dự án triển khai.
b. Tính hiệu quả:
Chương trình kết thúc sau 6 năm thực hiện nhìn chung đã đạt được những mục tiêu ban đầu đưa ra:
- Môi trường kinh doanh được cải thiện nhằm phát triển các DNNT đặc biệt là các DNNVV, giúp các doanh nghiệp nữ tự chủ và lớn mạnh.
- Tăng cường đối thoại giữa nhà nước và khu vực tư nhân tạo điều kiện cho DNNT phát triển. Các lớp nâng cao tay nghề, lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp đã giúp các doanh nghiệp các HTX thêm kinh nghiệm, sự hiểu biết về luật pháp...
- Nâng cao năng lực của các Hiệp hội doanh nghiệp (liên minh HTX- DNNQD, Văn phòng phát triển doanh nghiệp BDO...) với vai trị đại diện cho lợi ích và nhu cầu của khu vực tư nhân, tăng cường hơn nữa cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nông thôn, DNNVV ở cấp tỉnh.
Các mục tiêu trên của chương trình đã đạt được hoặc đạt được gần hết vào thời điểm kết thúc chương trình theo như đánh giá của các chuyên gia. Dự án hoàn thành với hiệu quả cao đem đến nhiều tác động tích cực cho các địa phương triển khai và từ đó có thể nhân rộng ra phạm vi cả nước.
c. Tính tác động:
REEP đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa bàn của tỉnh Quảng Ninh nơi mà dự án hoạt động. Dự án đã tạo được sự tự chủ cao và những mơ hình mà chương trình đã tạo ra được phát triển, mở rộng hơn, chuyển giao cho các ban ngành, các đối tác cũng như mở rộng cho các địa phương trên phạm vi cả nước. Chính vì vậy mà dự án đã có tác động trực tiếp đến người dân tại các địa phương đó. Các doanh nghiệp được thành lập mới nhiều hơn đồng nghĩa với việc số lượng việc làm tăng lên. REEP hỗ trợ cho các doanh nghiệp vùng nông thôn chủ yếu là các doanh nghiệp nữ phát triển kinh doanh, hội nhập và cạnh tranh từ đó lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng tăng lên, thu nhập của người dân được cải thiện. REEP đã có đóng góp tích cực đến sự phát triển của các địa phương, khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đến sự phát triển chung của cả nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
d. Tính bền vững:
Trong giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện dự án có tính đến mối quan tâm và ý kiến của các đối tác. Liên minh HTX và HLHPN tỉnh Quảng Ninh sẽ tích cục tham gia thực hiện dự án từ thời điểm bắt đầu dự án. Các tổ chức này sẽ đóng vai trị là người cầm láitrong việc thực hiện thiết kế, thực hiện và đánh giá các hoạt động. Trong giai đoạn cuối của dự án Oxfam-Quebec sẽ chủ yếu đóng vai trị cố vấn, cịn liên minh HTX và HLHPN sẽ hoàn toàn làm chủ dự án.
Theo bản đánh giá tác động của dự án sau khi kết thúc các hoạt động chính của dự án nhìn chung vẫn được duy trì một cách có hiệu quả. Cơ chế hoạt động của các BDO, BDC, LMHTX-DNNQD đã và sẽ tiếp tục được nhân rộng ra phạm vi cả nước. Các lớp tập huấn lớp nâng cao trình độ được duy trì tốt, nhiều cuộc hội thảo, khóa học được triển khai sau khi dự án kết thúc. Bên cạnh đó, các hiệp hội doanh nghiệp ln duy trì hoạt động của mình với vai trị là một tổ chức hỗ trợ tốt về mọi mặt cho các DNNT trên phạm vi địa phương.
Mặt khác, sau khi kết thúc các BDO, BDC, LMHTX-DNNQD, LHHPN vẫn duy trì các hoạt động tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa, các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ.
Trong những năm qua, khi nền kinh tế thế giới sảy ra nhiều biến động nhưng các doanh nghiệp, các HTX được dự án hỗ trợ vẫn đứng vững,
2. Các chỉ tiêu định lượng: a. Hiệu quả giải ngân:
Hiện nay, trong hầu hết các dự án tỷ lệ giải ngân vốn được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA là tỷ lệ % vốn được sử dụng so với tổng số vốn ODA mà nhà tài trợ ký kết.
Dự án phát triển doanh nghiêp nông thôn (REEP) nguồn vốn ODA của CIDA cũng được giải ngân qua các năm thông qua kế hoạch phân bổ nguồn vốn được CIDA thông qua vào đầu mỗi năm thực hiện. Cụ thể kế hoạch phân bổ nguồn vốn các năm của chương trình như sau:
Bảng 2.4. Bảng tóm tắt Nguồn vốn kế hoạch và giải ngân của dự án tính theo năm tài chính.
Đơn vị tính: CAD
Năm tài chính Kế hoạch Giải ngân
Năm thứ nhất (4/2005-3/2006) 140.143 140.143(100%) Năm thứ 2 (4/2006-3/2007) 470.275 403.938(85%) Năm thứ 3 (4/2007-3/2008) 1.157.964 845.313(73%) Năm thứ 4 (4/2008-3/2009) 1.089.871 907.694(82%) Năm thứ 5 (4/2009-3/2010) 927.486 853.271(92%) Năm thứ 6 (4/2010-3/2111) 539.261 625.021(116%) Tổng cộng 4.325.000 3.761.380(87%)
Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân của dự án ở mức cao qua các năm thực hiện dự án và tổng thể cả quá trình thực hiện dự án. Việc phân bổ sử dụng nguồn vốn của 6 cấu phần được đánh giá là có hiệu quả, tỷ lệ giải ngân cũng ở mức khá cao. Qua bảng tóm tắt tình hình giải ngân của dự án phần nào ta thấy được hiệu quả trong việc giải ngân của chương trình trên. Tính đến cuối năm 2010, thời điểm kết thúc dự án, dự án đã giải ngân được số vốn 3.761.380
CAD trong tổng số 4.325.000 CAD nguồn vốn tài trợ cho dự án và đạt tỷ lệ
86,97%. Trong đó nguồn vốn ODA của CIDA đã giải ngân được 3536.000 CAD đạt tỷ lệ 81,75%. Ngoài ra nếu xét theo các năm thực hiện thì tỷ lệ giải ngân vốn qua các năm của dự án cùng rất cao. Năm tài chính thứ nhất tỉ lệ giải ngân là 100% ( đây là do chi phí của năm đầu tiên chỉ riêng dành cho hạng mục: hỗ trợ kỹ thuật của Canada) khi bắt đầu tiến hành triển khai dự án, có rất nhiều cơng việc đã được triển khai thực hiện với các hoạt động mua sắm lớn cho cả quá trình thực hiện của dự án. Trong năm tài chính thứ 2 dự án giải ngân được 403.938 CAD đạt tỷ lệ 85% ( chủ yếu là chi phí cho các chuyên gia trong nước, ngồi nước, đánh giá tìm hiểu thị trường). Năm tài chính thứ 3 là 73%, năm tài chính thứ 4 là 82% đây là thời gian dự án đã chính thức bắt đầu đi vào hoạt động ở các địa phương trong tỉnh do còn nhiều bỡ ngỡ và một số tình huống khơng lường trước nên khơng thể hồn thành đúng tiến độ giải ngân. Năm tài chính thứ 5 là 92% và năm tài chính thứ 6 ( tính đến thời điểm tổng kết dự án tháng 12/2010 ) là 116% do kinh tế năm 2009 và 2010 có nhiều bước khả quan và hiệu quả mang lại của dự án đã được thể hiện, các cán bộ của dự án đã được nâng cao trình độ tư vấn, quản lý . Đây là một tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ giải ngân vốn ODA của nước ta và đã phần nào cho thấy được hiệu quả trong việc sử dụng vốn và giải ngân vốn ODA của Cơ quan chủ quản, ban điều hành dự án các địa phương và cả từ phía nhà tài trợ CIDA.
Như vậy, qua tổng hợp giải ngân của chương trình qua các năm, hiệu quả giải ngân của dự án đã đạt được, tỷ lệ giải ngân ở mức cao, tỷ lệ giải ngân các năm cũng rất cao thấp nhất là 73% ở năm đầu tiên và tăng dần ở các năm tiếp theo. Do vậy, cần phát huy phương pháp cách làm của dự án đối với các dự án tương tự sau này.
b. Hiệu quả vốn đối ứng:
Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam đối với chương trình là 225.000 CAD chiếm tỷ lệ 5,2% trong tổng nguồn vốn của dự án và xấp xỉ bằng 5,48% nguồn vốn viện trợ ODA của CIDA cho dự án. Vốn đối ứng của tỉnh Quảng Ninh chủ yếu dùng để chi trả chi phí nhân viên tham gia dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức hội thảo, tuyên truyền vận động cho dự án,…
Điều đáng mừng là tồn bộ vốn đơi ứng của dự án đều đã được giải ngân hết điều đó cho thấy sự nỗ lực của các cơ quan ban chủ quản : liên minh HTX-DNNQD, HLHPN tỉnh, BDO, BDC trong việc hoàn thành dự án. Đây là tỷ lệ rất cao thậm chí cịn cao hơn cả tỷ lệ giải ngân vốn của nhà tài trợ CIDA.
c. Thời gian hoàn thành và tiến độ thực hiện dự án:
Theo như kế hoạch ban đầu dự án bắt đầu từ tháng 4/2005 và sẽ kết thúc vào tháng 3/2011. Và trên thực tế dự án đã được triển khai đúng với kế hoạch đã đề ra, ngày 14/1/2011 tỉnh Quảng Ninh đã mở hội nghị tổng kết dự án REEP tham gia có đầy đủ các ban ngành có liên quan. Đa số các mục tiêu của dự án đã được hoàn thành bên cạnh đó cịn có một số mục tiêu khơng nằm trong kế hoạch ban đầu mà dự án đã đề ra.
Về tiến độ thực hiện dự án nhìn chung dự án đã được thực hiện triển khai đúng tiến độ, đúng và đủ các mục tiêu đã được đưa ra từ đó đem lại hiệu quả có lợi cho khu vực doanh nghiệp nơng thôn tỉnh Quảng Ninh. Các cấu phần đã kết thúc rất thành công với nhiều thành tựu tác động tích cực đến sự phát triển của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên cũng có một số hạng mục trong các học phần diễn rachưa đúng so với kế hoạch do một số nguyên nhân khách quan, và do vậy cần có các biện pháp thúc đẩy tiến độ với các dự án ODA nói chung và dự án ODA về khu vực tư nhân nói riêng.
2.3.1.2 Những tác động về các mặt sau khi chương trình kết thúc
Dự án được thực hiện tại tỉnh thơng qua Văn phịng hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp tỉnh (HTPTDN) và 04 Văn phòng vệ tinh tại: Đông Triều, Yên Hưng, Vân Đồn, Tiên Yên. Văn phòng HTPTDN t ỉnh là nơi cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh cho DNVMNVV trong nhóm mục tiêu và các doanh nghiệp khác trong tỉnh.
Theo báo cáo của văn phòng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh
Hoạt động xây dựng và nâng cao năng lực cho cán bộ hai cơ quan đối tác được triển khai từ Văn phòng REEP và Văn phòng HTPTDN tỉnh. 04 năm qua, 08 cán bộ trong Tổ công tác chiến lược của tỉnh, 08 cán bộ tại các Văn phòng vệ tinh đã được tham dự nhiều khóa tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng do Dự án tổ chức như: tập huấn về Quản lý kinh tế, quản lý dự án theo kết quả, thông tin thị trường, dịch vụ phát triển kinh doanh, kỹ năng viết đề xuất dự án và gây quỹ, kỹ năng lãnh đạo và quản lý thời gian, kỹ năng tư vấn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó đã có 09 cán bộ của Hội LHPN và Liên minh HTX được tham dự các lớp tập huấn do Dự án tổ chức như: đào tạo giảng viên về khởi sự DN, phương pháp tập huấn và kỹ năng tư vấn về QLKD, viết đề xuất dự án.
Tại tỉnh, Văn phòng HTPTDN tỉnh đã tổ chức các khóa tập huấn về nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng giao tiếp, quản lý nhân sự... cho 24 lượt cán bộ thực hiện dự án tại tỉnh và các Văn phòng vệ tinh.
Bên cạnh đó, dự án đã tổ chức các chuyến tham quan học tập cho cán bộ trong Ban điều hành và Tổ cơng tác chiến lược về mơ hình cung cấp dịch vụ PTKD cho doanh nghiệp tại nước ngoài như: Indonexia, Canada, Thai Lan.
Các hoạt động của cấu phần đã góp phần tích cực trong việc mở rộng hiểu biết, nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ 02 cơ quan đối tác, tạo điều kiện cho cán bộ tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả hơn.
2. Cấu phần 200: Hỗ trợ đối thoại và điều phối
Với mục đích hỗ trợ các cơ quan đối tác xây dựng được Chiến lược hỗ trợ DNVMNVV mang tính nhạy cảm giới; tham mưu, đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, 04 năm qua, Dự án ln đồng hành cùng Văn phịng HTPTDN tỉnh tổ chức các hoạt động tác động tạo môi trường luật pháp, trong sạch thuận lợi cho doanh nghiệp.
Từ năm 2007 đến nay, Văn phũng HTPTDN tỉnh đó tổ chức được 21 hoạt động cho trên 1400 lượt doanh nghiệp trong tỉnh tham dự, bao gồm: tổ chức các hội nghị, hội thảo phổ biến và tác động chính sách cho doanh nghiệp; cử cán bộ tham dự các diễn đàn Quốc gia về doanh nghiệp; phổ biến Chiến lược hỗ trợ DN của các cơ quan đối tác; phổ biến Chiến lược Giới của dự án REEP .v.v. Cụ thể là: Văn phòng HTPTDN tỉnh đã mời cỏc chuyờn gia kinh tế từ Trung ương về nói chuyên với Doanh nghiệp trong tỉnh với các chủ
đề "Doanh nhân thời hội nhập-tư duy và những kỹ năng cần có", "Giải pháp duy trì và phỏt triển doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập và suy thoái", hội thảo "Ứng dụng cụng nghệ thụng tin trong xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp"; cuộc hội thảo phổ biến trong sạch; phổ biến về các gói kích cầu của Chính phủ góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; mời cán bộ ngành thuế phổ biến quy định mới về thuế cho DN). Văn phòng HTPTDN tỉnh trực tiếp đi làm việc với Ngân hàng nông nghiệp tại một số huyện trong tỉnh để nắm bắt tình hình về việc vay vốn của Doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, tác động để Ngân hàng tạo điều kiện cho DN thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Văn phịng HTPTDN tỉnh đã in sách về các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chứng minh thư nhân dân phát cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh; tổ chức cho các bộ tỉnh, huyện và doanh nghiệp tham quan học tập các doanh nghiệp trong nước sử dụng nhiều lao động nữ và có chính sách tốt với lao động nữ; phối hợp với Liên minh HTX tác động để UBND tỉnh chỉ đạo việc lập quy hoạch đo đạc bản đồ cấp Giấy CNQSDĐ cho 17 HTX; phối hợp với Hội LHPN tỉnh và các ban liên quan tổ chức cuộc gặp mặt toạ đàm giữa lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ngành với thành viên CLB Doanh nhân nữ tỉnh nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2010. Qua cuộc gặp mặt tọa đàm các ý kiến đề xuất của thành viên CLB đã được UBND và các ngành quan tâm, đến nay các hoạt