Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế của dự án

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) – bài học kinh nghiệm (Trang 51 - 53)

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỒN CỦA

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế của dự án

Thứ nhất, kinh phí hoạt động của dự án nhỏ, qui mơ của dự án cịn chưa

đáp ứng được nhu cầu của địa phương. Tổng chi cho các hoạt động của dự án REEP cho tỉnh Quảng Ninh là 2.243.241 CAD trong 4 năm (tính cả chi phí lắp đặt cơ sở hạ tầng, trả lương cho cán bộ dự án) nên trong suốt thời gian diễn ra chỉ có 324 doanh nghiệp (255DNVM và 69DNNVV) được REEP trợ

giúp về vốn, kĩ thuật, tìm hiểu thị trường và trên 1400 lượt doanh nghiệp được tham gia các lớp nâng cao trình độ quản lý. Đây là một con số khiêm tốn so với số lượng trên 7000 doanh nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Do qui mô của dự án nhỏ nên dự án chỉ diễn ra trên địa bàn 4 huyện: Đông Triều, Yên Hưng, Vân Đồn, Tiên Yên và 1 số DNNVV trên địa bàn thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm phả cịn nhiều huyện, thị nghèo và khó khăn của tỉnh Quảng Ninh như : Bình Liêu, Đầm Hà, Ba Chẽ chưa được hưởng lợi của REEP mang lại.

Thứ hai, hàng năm có một số hoạt động diễn ra không theo đúng tiến

độ của dự án đề ra.Trong hai năm đầu thực hiện dự án do còn nhiều bỡ ngỡ và xảy ra một số vấn đề không lường trước được nên một vài hạng mục của dự án khơng thể tiến hành điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giải ngân của dự án. Các cán bộ trong liên minh HTX-DNNQD, HLHPN còn kiêm nhiệm công tác nên không phát huy được tối đa nguồn lực của dự án. Một số hạng mục như : tập huấn, tham quan còn phải phụ thuộc vào thời gian sắp xếp của doanh nghiệp.

Thứ ba, công tác phổ biến, truyền thơng của dự án cịn hạn chế. Việc

tuyên truyền về dự án khi mới bắt đầu gần như khơng có. REEP phải tự tìm kiếm các doanh nghiệp chứ khơng có doanh nghiệp nào nộp đơn xin dự án hỗ trợ, đây là một khiếm khuyết của dự án. Sự hiểu biết về dự án của các doanh nghiệp được dự án tài trợ chưa sâu do không dự án không được tuyên truyền một cách rộng rãi.

Thứ tư, Công tác báo cáo kết quả hoạt động sau khi triển khai dự án

còn chậm so với qui định. Trong những năm đầu cán bộ dự án chưa làm quen được với công việc, và việc tổng hợp đánh giá số liệu, kết quả ở các doanh nghiệp tham gia dự án cịn gặp nhiều khó khăn nên việc báo cáo, thống kê các kết quả đã đạt được cho nhà tài trợ còn chậm tiến độ.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA CHO

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) – bài học kinh nghiệm (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)