Tăng cường kiểm tra giám sát các dự án có vốn ODA

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) – bài học kinh nghiệm (Trang 61 - 62)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN

3.2.7. Tăng cường kiểm tra giám sát các dự án có vốn ODA

Kiểm tra, giám sát là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý và sử dụng ODA. Kiểm tra, giám sát được thực hiện đầy đủ có tác dụng làm giảm tham nhũng, thực hiện tiết kiệm và tăng cường năng lực thực hiện dự án. Thông thường, đối với các dự án đầu tư bằng vốn vay, các nhà tài trợ thường yêu cầu Chính phủ thuê chuyên gia tư vấn, phối hợp với đối tác và người được hưởng lợi, tiến hành đánh giá giám sát dự án. Nhưng công việc này chỉ được thực hiện trong giai đoạn thực hiện dự án chứ chưa được triển khai trong giai đoạn dự án hồn thành. Trong thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến kiểm tra, giám sát ở giai đoạn sau dự án. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện đầy đủ sẽ góp phần làm tăng tính bền vững của dự án, tạo khả năng giải ngân nhanh và củng cố niềm tin của các nhà tài trợ.

Nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát các dự án ODA nói chung và các dự án ODA cho phát triển khu vực tư nhân nói riêng, cần xúc tiến một số việc như sau:

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê đánh giá tình hình thực hiện dự án ODA.

- Tổ chức các cuộc giao ban định kỳ, hội nghị kiểm điểm để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

- Việc đánh giá dự án phải là công việc thường xuyên, được thể hiện vào kế hoạch hàng năm. Công việc đánh giá phải được tổ chức có khoa học và có kinh phí cần thiết.

- Các đơn vị thực hiện vốn ODA cần phải thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên báo cáo vốn đầu tư thực hiện và quyết toán vốn đầu tư khi dự án hồn thành.

- Cần có những quy định để nâng cao vai trị tham gia của cộng đồng được hưởng lợi vào dự án, từ đó tăng cường giám sát tài chính thơng qua giám sát cộng đồng, đảm bảo cho việc đầu tư vào dự án có hiệu quả thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tế của người được hưởng lợi.

- Sở KHĐT, nhà tài trợ phối hợp với các bộ ban ngành chủ quản tiến hành kiểm tra đánh giá dự án đã hồn thành để từ đó rút ra các bài học thực tiến triển khai các chương trình dự án tiếp theo.

Tóm lại, Trong quá trình phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững

hội nhập kinh tế quốc tế mà vai trò của kinh tế tư nhân là rất cần thiết. Các biện pháp được đưa ra như biện pháp về cơ chế chính sách, phát triển doanh nghiệp, tăng cường và nâng cao hiệu quả tài trợ cho khu vực tư nhân... là các biện pháp mà Chính phủ có thể thực hiện trong thời gian tới. Việc thực hiện đầy đủ và triệt để các biện pháp trên phần nào đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đối với các dự án ODA trên các lĩnh vực và ODA dành cho khu vực tư nhân.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) – bài học kinh nghiệm (Trang 61 - 62)