Đối với các Bộ, Ban, Ngành, Địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) – bài học kinh nghiệm (Trang 62 - 63)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với các Bộ, Ban, Ngành, Địa phương

Thứ nhất, tiếp tục hồn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý,

cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài chính nhằm tạo mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thơng thống cho khu vực tư nhân phát triển. Đồng thời trong thời gian tới, đưa ra được một số chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả trên các mặt của việc triển khai, thực hiện và sử dụng

nguồn vốn của dự án ODA nói chung và dự án ODA cho phát triển khu vực tư nhân nói riêng chứ khơng đơn thuần chỉ là đánh giá qua hiệu quả giải ngân.

Thứ hai, hướng các dự án ODA đến các lĩnh vực mới và cần thiết cho

phát triển khu vực tư nhân như cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường, giúp các doanh nghiệp lập kế hoạch cụ thể đồng thời hỗ trợ cho DNNVV và khu vực nông thơn nâng cao năng lực cạnh tranh, có các phương án cụ thể tiếp cận với các nguồn vốn của nhà nước cũng như của các ngân hàng thương mại.

Thứ ba, cải thiện đổi mới quy chế quản lý về ODA, Chính phủ

cần quy định rành mạch, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan quản lý và sử dụng ODA, sao cho vừa đảm bảo việc quản lý không chồng chéo, lại vừa chặt chẽ.

Thứ tư, khắc phục tình trạng rườm rà, phiền hà thủ tục mà vẫn

lỏng lẻo, sơ hở, gây thất thốt, lãng phí tiền vốn NSNN, khiến cho tiến độ giải ngân vẫn chậm, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.

Thứ năm, các địa phương được cấp vốn trực tiếp điều hành chi

tiêu cho dự án cần có sự thống nhất trong việc sử dụng nguồn vốn đó đồng thời nâng cao năng lực cho các cán bộ tiếp nhận thực hiện dự án tại địa phương.

Thứ sáu, sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn đối ứng của

phía Chính phủ Việt Nam, tránh tình trạng giải ngân chậm nguồn vốn từ phía Việt Nam gây thất thốt lãng phí đồng thời để lại ấn tượng không tốt đối với nhà tài trợ, các chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) – bài học kinh nghiệm (Trang 62 - 63)