PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ NÔNG

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) – bài học kinh nghiệm (Trang 53 - 54)

NGHIỆP TỪ DỰ ÁN REEP

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ NÔNGTHÔN THÔN

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển kinh tế, cần phát triển khu vực nơng thơn theo hướng tồn diện, tích cực, vững chắc. Đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân cần nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xố đói giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an tồn xã hội; phát triển các doanh nghiệp đó gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển cơng nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển doanh nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật… làm chủ doanh nghiệp; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Tiến hành phát triển hoạt động sản xuât kinh doanh theo hướng ngày càng đa dạng, mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực phục cho sản xuât. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần.

Phát triển mạnh kinh tế nông thôn theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đồn kinh tế, các cơng ty mẹ, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đồn kinh tế nhà nước. Từ đó tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp lớn từ các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

Số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực nông thôn được thành lập mới khoảng 80.000 doanh nghiệp (hàng năm tăng khoảng 20%).

Tỷ lệ tăng trưởng của các doanh nghiệp thành lập mới tại các tỉnh khó khăn là 12% đến năm 2015.

Tạo thêm khoảng 4 triệu chỗ làm mới trong giai đoạn 2011 - 2015. Nâng tỷ lệ số lao động đã qua đào tạo kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa lên 300.000 người.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 4 - 5%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 2.000 USD.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của dự án phát triển doanh nghiệp nông thôn ( REEP) – bài học kinh nghiệm (Trang 53 - 54)