• H~y giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn • Góp sức mình
• Biết nhìn xa trơng rộng
• Ln c}n nhắc hậu quả từ h{nh động của mình • Thắng lợi lớn được tạo thành từ nhiều thắng lợi nhỏ • Đương đầu với những vấn đề lớn
• Hiểu rõ tình hình và cân nhắc liệu có nên chiến đấu hay khơng và chiến đấu như thế nào?
• Đừng bao giờ mất tầm nhìn vào mục đích cuối cùng • H~y sửa chữa những gì khơng đúng
Cuối mùa hè năm 2006, Al Gore dùng bữa sáng tại nhà tơi ở Holland Park và trình bày viễn cảnh ấm lên tồn cầu. Khi đó, tơi chưa nhận thức được rằng những gì tơi chuẩn bị được nhìn và nghe sẽ thay đổi về cơ bản cách nhìn nhận thế giới của mình. Ba giờ sau, tơi đ~ được khai sáng.
Vậy tơi đ~ học được bài học cơ bản gì?
Đó l{ nếu khơng thay đổi tình trạng thải khí cacbon thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa, phần lớn c|c nơi Tr|i đất sẽ không thể trú ngụ được nữa.
Đ}y l{ một sự thật khó có thể chấp nhận, đến nỗi hầu hết mọi người đều phủ nhận, hoặc đơn giản là khơng muốn nghĩ về nó. Mọi người nghĩ rằng một cá nhân khơng thể thay đổi được thực tế đó, vì vậy, họ gạt nó sang một bên. Nhưng tơi khơng thể làm vậy. Khi một việc cần được giải quyết thì chúng ta phải giải quyết triệt để. Dù cho thách thức lớn đến đ}u hay lời giải khó khăn thế n{o, nhưng nếu tơi biết có điều gì khơng ổn và có thể giúp đỡ thì tơi sẽ cố gắng hết sức để giải quyết nó.
Con đường dẫn đến sự hiểu biết thật sự của tôi về bản chất của biến đổi khí hậu rất dài, bắt đầu từ những ngày gây dựng tạp chí Student, khi chúng tôi thức đêm tranh luận về hầu như tất cả mọi thứ trên đời. Giống như nhiều người lớn lên trong những năm 1960 v{ 1970, tôi luôn quan t}m đến các vấn đề môi trường. Bốn trong số những người có ảnh hưởng lớn nhất đến cái nhìn của tơi về mơi trường l{ Ng{i Peter Scott, người sáng lập World Wildlife Fund (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên); Jonathon Porritt, người sáng lập tổ chức Friends of the Earth (Những Người bạn của Tr|i đất) v{o năm 1985, một ủy viên của WWF và từng là chủ tịch Đảng Xanh ; nhà khoa học người Anh James Lovelock; và nhà khoa học môi trường kiêm nh{ văn Tim Flannery, cũng l{ một người rất tuyệt vời.
Ngay khi Virgin mới thành lập v{o năm 1972 v{ chúng tôi đang thu album đầu tiên của H~ng đĩa Virgin thì James Lovelock cũng đang x}y dựng một giả thuyết về cách hành tinh này hoạt động. Anh gọi nó là ”Học thuyết Gaia”. Anh trình b{y rất rõ r{ng quan điểm rằng Tr|i đất là một thực thể sống vĩ đại đơn nhất và mỗi bộ phận của hệ sinh th|i đều t|c động tới tất cả các bộ phận khác, dù khơng có một liên kết rõ ràng giữa chúng. Anh đưa ra giả thuyết rằng nếu một bộ phận bất kỳ của hệ thống trên hành tinh bị căng thẳng thì Tr|i đất sẽ tự động phản ứng để loại bỏ vấn đề. Kết quả là nó tự chữa lành cho mình.
Khái niệm Mẹ Tr|i đất đ~ l{ một phần của nền văn minh nh}n loại từ khi con người bắt đầu tiến hóa, vì vậy Lovelock đ~ lấy cái tên Hy Lạp cổ của nữ thần Tr|i đất, Ge hay còn gọi là Gaia, đặt cho học thuyết của mình. Gaia hiện thân cho Mẹ Tr|i đất như cội nguồn của mọi thực thể sống lẫn vô tri vô giác. Mẹ Tr|i đất dịu dàng nuôi nấng chúng ta nhưng cũng t{n nhẫn khơng thương xót. Phần lớn cộng đồng khoa học chế nhạo Lovelock, nhưng l{ một người không có chun mơn, tơi ln thấy c|c ý tưởng của anh rất hấp dẫn. 30 năm sau, chính giả thuyết đó lại gần như được tất cả mọi người thừa nhận và tạo cơ sở cho hiểu biết hiện nay của chúng ta về hiện tượng ấm lên toàn cầu và sự cấp thiết phải giảm lượng khí thải cacbon vào khí quyển trước khi Tr|i đất tự kết thúc vấn đề – mà vấn đề trong trường hợp này chính là bạn v{ tơi: lo{i người.
Chúng ta biết rằng h{nh động của mình ở một nơi trên h{nh tinh khơng hề tách biệt và có ảnh hưởng đến tồn bộ hành tinh. Phá rừng, khí thải cacbon ng{y c{ng tăng, trồng trọt, ơ nhiễm, thậm chí cả đ|nh hết cá – tất cả đều t|c động lên hành tinh của chúng ta. Trong suốt lịch sử lo{i người, ngay cả khi dân số gia tăng v{ ph|t triển thì Tr|i đất vẫn tìm được cách tự
điều chỉnh. Nhưng trong thế kỷ vừa qua, tốc độ công nghiệp hóa và dân số tăng nhanh chưa từng thấy, đến nỗi Gaia cũng khơng cịn lựa chọn nào khác.
Tơi chưa bao giờ gặp James Lovelock, nhưng tôi vẫn nhớ đ~ từng tranh luận tất cả những vấn đề này với Jonathon Porritt, người đ~ trở thành bạn của tôi từ những năm 1970. C|c cuộc thảo luận của chúng tôi phần nhiều l{ trên quan điểm sinh thái. Chúng tôi thảo luận về những chủ đề như ô nhiễm, dân số, cách cứu cá voi và cách trồng thực phẩm hữu cơ. Đến những năm 1990, chúng tơi mới có khái niệm thật sự về biến đổi khí hậu. Nhìn chung, khơng có liên kết hay ý thức về sự khẩn cấp của các vấn đề môi trường. Với hầu hết mọi người, sinh thái học là một c|i gì đó lập dị mà chỉ những người sống ở nông thôn hay những người Đức và Thụy Điển “vì mơi trường” l{m. Xét trên nhiều lĩnh vực, những năm 1970 l{ một khởi đầu sai lầm. Việc bảo tồn động vật cùng những phong tr{o đ~ được thiết lập đến với chủ nghĩa duy tâm thời đại mới và một viễn cảnh u ám. Những cuốn s|ch như The Limits
to Growth (tạm dịch: Các giới hạn đến tăng trưởng) và A Blueprint for Survival (tạm dịch:
Bản kế hoạch cho sự sống), cảnh báo về một ngày tận thế đ~ cận kề của Tr|i đất do ô nhiễm, dân số qu| đông v{ công nghiệp phát triển, trở thành những cuốn bán chạy nhất. Sau khi các tác giả của cuốn Blueprint được mời đến nói chuyện với các Nghị sĩ, Bộ Mơi trường đ~ được thành lập v{o năm 1970. Đó l{ một ý tưởng tốt nhưng chưa có t|c động thật sự.
Bất chấp hiện tượng mưa axit v{ chặt phá rừng Amazon, châu Phi, Philipin và New Guinea, và một lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực được phát hiện v{o năm 1985, thì những vấn đề chính trị kh|c như b~i cơng, suy tho|i v{ khủng bố trên toàn thế giới lại trở nên quan trọng hơn. Ngay cả khi Thủ tướng Margaret Thatcher bổ nhiệm ngài Crispin Tickell làm chuyên gia tư vấn về mơi trường và hiệu ứng nhà kính thì lời cảnh báo của ơng v{o năm 1989 rằng hiện tượng nóng lên tồn cầu sẽ tạo ra làn sóng những người tị nạn từ c|c nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất cũng gần như bị lờ đi. Một số người mua giấy vệ sinh và chất tẩy rửa có thể phân huỷ được; Ecover trở thành nhãn hiệu được “những người bảo vệ môi trường”, vợ chồng nhà Paul McCartney mua; những cửa h{ng như Tesco’s, được xây dựng trên các diện tích đất trồng, lại đưa ra thơng c|o b|o chí nói rằng họ đang “sống xanh”. Thế rồi tất cả đều giải tán hết vì cuộc suy tho|i đầu những năm 1990, khi mọi người khơng cịn chuộng sử dụng các sản phẩm bảo vệ mơi trường vì chúng q tốn kém. Đến giai đoạn phồn
vinh cuối những năm 1990, chúng ta lại tiếp tục tiêu thụ tất cả mọi thứ với số lượng lớn hơn.
Chính khi đó, Steve Howard, một nhà vật lý môi trường đứng đầu tổ chức The Climate Group, gọi điện hỏi tơi rằng liệu anh có thể đưa Al Gore đến cùng ăn s|ng được không. Tôi đồng ý mà khơng biết rằng mình sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc đến mức nào từ cuộc bàn luận ấy.
The Climate Group có trụ sở ngồi London với c|c văn phịng trên khắp thế giới, được thành lập bốn năm trước như một tổ chức phi lợi nhuận. Nó được các tổ chức phi chính phủ như Quỹ Rockefeller tài trợ và làm việc sát sao với chính phủ Anh và các bang của Mỹ (chứ không phải với chính phủ liên bang) cũng như c|c nước khác trên tồn thế giới. Vai trị chủ yếu của tổ chức này là giới thiệu các cơng ty và chính phủ với nhau và thuyết phục họ hợp tác giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Theo Steve, “Rõ r{ng l{ không ai muốn l~nh đạo giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đó l{ việc của người kh|c.” Anh nói với tơi: “Vì việc thảo luận về hiện tượng ấm lên toàn cầu là rất quan trọng, những doanh nhân nổi tiếng thế giới như anh có thể làm nên sự khác biệt.” Ý tưởng của Steve là kêu gọi những người mà anh tin là sẽ thu hút người khác lắng nghe – nhưng quan trọng hơn, đó l{ những người có vị thế có thể dẫn dắt sự thay đổi. Tôi thấy đ}y là một cách tiếp cận chậm chạp, hơn l{ thực hiện một h{nh động mạnh mẽ. Vì khi đó qu| phấn khích nên đến sau này tơi mới nhận ra mình có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào. Bước đầu tiên của Steve ở Anh là tổ chức buổi chiếu phim An Inconvenient Truth về hiện tượng ấm lên toàn cầu của Al Gore, tại rạp IMAX ở London – rạp lớn nhất nước Anh – và 400 người có ảnh hưởng đ~ được mời đến xem. Tơi được mời nhưng lại khơng đến được, nên thay v{o đó, Steve đ~ thu xếp để Al Gore đến nhà tôi.
Khi tơi đang viết cuốn s|ch n{y thì Al Gore đang giải quyết vấn đề khí thải cacbonic theo cách cơng bằng nhất có thể, vì anh theo Đảng Dân chủ trong khi Đảng Cộng hòa đang nắm quyền. Anh muốn gặp tơi vì tơi điều hành các cơng ty vận tải và anh thì tin rằng bước đầu quan trọng nhất là giảm lượng khí thải cacbonic.
Nghe một người tuyên truyền tài giỏi như Al Gore thuyết trình trên PowerPoint cho riêng mình thật là một trải nghiệm tuyệt vời. Đó khơng chỉ là một trong những bài thuyết trình hay nhất tơi từng được nghe, mà còn thật đ|ng lo ngại khi nhận thức được rằng có khả
năng chúng ta đang đối mặt với ngày tận thế. T|c động đối với lo{i người và thế giới tự nhiên có thể lớn đến nỗi chúng ta khơng cịn lựa chọn nào khác mà phải thật quyết liệt, đầu tiên l{ ngăn chặn v{ sau đó l{ đẩy lùi nó.
Trong cuộc thảo luận sơi nổi, Steve Howard nói rằng chúng tôi cần phải làm cho mọi người tin rằng đ}y l{ một vấn đề có thể giải quyết. Mọi người đều nghĩ biến đổi khí hậu là vấn đề khơng thể giải quyết được và có thể làm suy kiệt nền kinh tế; nhưng có rất nhiều việc chúng ta có thể làm. Chúng ta khơng có lựa chọn nào khác: chúng ta phải làm. The Climate Group đ~ bắt đầu xây dựng một khu vực bầu cử đầy quyền lực để có thể truyền tải thơng điệp, và tơi, với tư c|ch l{ một doanh nh}n th{nh đạt và nhà tuyên truyền, có thể giúp thay đổi nhận thức của mọi người v{ thúc đẩy những thay đổi cần thiết này.
Al Gore đồng ý. Nhìn thẳng v{o tơi, anh nói, “Richard, anh v{ Virgin l{ những biểu tượng của sự sáng tạo v{ đổi mới. Anh có thể góp phần dẫn dắt công cuộc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Việc này phải được làm từ trên xuống chứ không phải từ dưới lên từ người dân, như trước đ}y nữa.”
Người dân thật sự có vai trị trong việc n{y, nhưng tơi nhanh chóng nhận ra rằng có hai vấn đề to lớn hiện hữu, v{ tuy có liên quan đến nhau nhưng chúng lại hồn tồn khác biệt.
Một mặt, đó l{ vấn đề ơ nhiễm. Ơ nhiễm t|c động đến mơi trường và thế giới tự nhiên, như Rachel Carson đ~ chỉ ra trong cuốn Silent Spring – các chất hóa học độc hại như thuốc diệt cỏ và thuốc trừ s}u đ~ tiêu diệt hết động vật, nhất l{ chim chóc, cho đến một ngày con người thức dậy trong một thế giới khơng cịn tiếng chim hót. Ơ nhiễm lấp đầy r|c rưởi trong các hố rác thải và hóa chất độc hại đi v{o biển khơi. Hải cẩu và cá voi hấp thụ thủy ngân vào cơ thể, cịn các dải san hơ thì biến mất. Tất cả đều thật bi thảm và khủng khiếp.
Nhưng chính khí thải cacbonic là nguyên nhân lớn nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu – và chính hiện tượng này sẽ biến đổi Tr|i đất đến độ khơng cịn nhận ra được nữa, biến nó trở thành một mơi trường thù địch. Vì vậy, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải giải
quyết vấn đề khí thải cacbonic.
Thiên nhiên cũng thải cacbonic vào khí quyển, nhưng trừ khi có một thảm họa lớn – như siêu núi lửa phun trào – nó chưa bao giờ l{m đảo lộn cân bằng tự nhiên. Hiểu một c|ch đơn giản, cacbonic được cây cối hấp thụ và biến đổi thành khí ơxy – tất cả những gì con người
cần là cây cối để tồn tại. Nhưng b{i thuyết trình của Al cho tơi thấy rằng, do những hoạt động vô thức và nỗ lực phát triển không đều của lo{i người, nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp diễn thì Tr|i đất sẽ tiếp tục nóng lên với tốc độ thất thường và không thể dự đo|n được.
200 thành phố trên khắp nước Mỹ đ~ phải hứng chịu nhiệt độ cao kỷ lục trong những năm gần đ}y. Bất kỳ nơi n{o, dù l{ Paris hay Tokyo, cũng đều đạt nhiệt độ kỷ lục. Thời tiết nóng bức sẽ khơng nhường chỗ cho những l{n gió m|t v{o ban đêm như hiện nay nữa, vì vậy, những người có sức khỏe yếu trong những tịa nhà khơng lắp điều hịa sẽ chết. Thời tiết sẽ khắc nghiệt hơn với mưa dơng v{ gió b~o, những thảm họa đ~ tăng lên rất nhiều trong 15 năm qua. Ấn Độ sẽ phải chịu nhiều b~o hơn; b~o nhiệt đới, cuồng phong v{ lũ lụt trên diện rộng sẽ xuất hiện với quy mơ lớn ở những nơi chưa từng có. Chúng ta đang đến gần Ngày tận thế.
Tất cả những điều n{y được truyền đạt một c|ch đầy thuyết phục. Bài thuyết trình của Al Gore g}y tranh c~i, nhưng nó có đủ kiến thức đúng đắn để thuyết phục người nghe. Có lẽ đó là lần đầu tiên tơi được nghe trình b{y đầy đủ về tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tơi nói, “Tơi đang định mở một đường bay đến Dubai.” Thường thì tơi thích làm những việc như vậy – nhưng giờ tơi có thể thấy được nghịch lý. Chúng ta muốn sống trong một thế giới được kết nối, chúng ta muốn bay, nhưng chúng ta cũng phải chống lại biến đổi khí hậu.
“Chúng ta cịn bao nhiêu thời gian?”, tơi hỏi.
Al Gore nói rằng chúng ta khơng cần phải làm tất cả mọi thứ trong 10 năm; nhưng c|c nhà khoa học nói rằng chúng ta chỉ cịn 10 năm trước khi chạm đến giới hạn m{ vượt qua nó thì đ~ l{ qu| muộn. Chúng ta phải có một bước khởi đầu mạnh mẽ và kiên quyết. Chúng ta sẽ có thể bắt đầu loại bỏ khí cacbonic trong vịng 5 năm tới. Một phần lý do khiến chúng ta kháng cự lại thay đổi là do sự tiến hóa. Não bộ của con người rất giỏi nhận biết nguy hiểm dưới dạng răng nanh, móng vuốt, nhện và lửa. Rất khó có thể t|c động đến những phần báo động của não bộ – những phần liên kết với sinh tồn – bằng những nguy hiểm to lớn chỉ có thể nhận thấy được qua những hình mẫu trừu tượng và dữ liệu phức tạp − nói c|ch kh|c l{ khơng thể thấy được những nguy hiểm cho đến khi đ~ qu| muộn.
Đó l{ một vấn đề lớn trong giai đoạn đầu của phong trào hoạt động bảo vệ môi trường vào những năm 1970. Theo dự đo|n, Ng{y tận thế sẽ đến v{o năm 2000, nhưng nó đ~
không xảy ra. Cụm từ “Ng{y tận thế” ra đời, cịn mọi người thì cứ lờ đi. Họ khơng cảm thấy lo lắng khi các cơng ty dầu khí ngừng đầu tư v{o năng lượng tái tạo như từng làm vào