Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần vận tải SaoMa

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần vận tải sao mai (Trang 59 - 68)

2.2.1 Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty

Tài sản cố định của cơng ty gồm có phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn. Cụ thể: Các dòng xe như GETZ, KIA MORNING VÀ GRANT I10, MATIZ, VIOS.

2.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần vận tải Sao Maitrong thời gian qua trong thời gian qua

2.2.2.1 Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản cố định (về hiện vật giá trị)

Công ty chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doamh vận tải hành khách bằng xe taxi tại Công ty cổ phần vận tải Sao Mai.

Công ty áp dụng và thực hiện theo thông tư 18 /2013/TT-Bộ giao thông vận tải về việc quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

+ Doanh nghiệp phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an tồn giao thơng.

+ Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe

+ Đăng ký chất lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi.

Công ty đã áp dụng thông tư 45/2013/TT-BTC ( ngày 25 tháng 04 năm 2013 ) của Bộ Tài Chính về việc chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Cơng ty đã có kế hoạch sửa chữa tài sản cố định:

Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, khơng được hạch tốn các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Các chi phí sửa chữa tài sản cố định khơng được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch tốn trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự tốn vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự tốn thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch tốn giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

Các chi phí liên quan đến TSCĐ vơ hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vơ hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vơ hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch tốn vào chi phí sản xuất kinh doanh.

2.2.2.2 Tình hình biến động tài sản cố định

Phương tiện vận tải truyền dẫn là tài sản cố định quan trọng của công ty, là yếu tố quan trọng góp phần tạo vị thế, tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường .Tài sản cố định của cơng ty chủ yếu là dịng xe taxi như : Toyota – Vios, Innova, Hyundai Getz, Kia Morning và Honda Civic vào phục vụ hành khách với các gói dịch vụ.Năm 2013 tài sản cố định của cơng ty có sự tăng lên khơng đáng kể . Để phân tích tình hình biến động

Bảng 2.5 : Tình hình biến động tài sản cơng ty năm 2013 ĐVT :đồng Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/ 2013 So sánh Số tiền Tỷ trọng Tài sản cố định 51,732,800,144 39,700,230,573 -12,032,569,571 -23,26% 1 - Nguyên giá 122,187,682,242 123,353,684,932 1,166,002,690 0,95% 2 - Giá trị hao mịn lũy kế -70,454,882,098 -83,653,454,359 -13,198,572,261 18,73%

(Nguồn :Bảng CĐKT của cơng ty cổ phần vận tải Sao Mai ngày 31/12/2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy :

Nguyên giá TSCĐ hữu hình năm 2013 là : Đầu năm : 122,187,682,242 đồng Cuối năm : 123,353,684,932 đồng

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng trong năm là 1,166,002,690 đồng . Sự tăng lên của tài sản cố định cho thấy công ty đã đầu tư việc mua sắm tài sản cố định cụ thể là phương tiện vận tải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2013. Phương tiện vận tải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty nhưng năm 2013 là một năm khó khan của nền kinh tế , đây là điều đáng khích lệ của cơng ty.

2.2.2.3 Kết cấu tài sản cố định

Bảng 2.6 :Kết cấu tài sản cố định

Loại TSCĐ

Đầu năm Cuối năm

So sánh Tỷ trọng NG % NG NG %NG A. TSCĐ hữu hình 122,187,682,242 100% 123,353,684,932 100% 0% 3. Phương tiện vận tải,thiết bị truyền dẫn 122,187,682,242 100% 123,353,684,932 100% 0%

(Nguồn: Bảng CĐKT của công ty Cổ phần vận tải Sao Mai tại ngày 31/12/2013)

Tài sản cố định là phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn chiếm tỷ trọng toàn bộ trong tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp . Điều này là hợp lý đối với một công ty làm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ taxi. Bởi vì hoạt động chủ yếu của cơng ty là vận chuyển hành khách. Do đó việc đầu tư hết cho phương tiện vận tải là tất yếu .

2.2.2.4 Tình hình khấu hao TSCĐ

Khấu hao tài sản cố định là việc tính tốn và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá tài sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản cố định.

Chính vì vây mà khấu hao tài sản cố định là một biện pháp góp phần bảo tồn và phát triển vốn cố định trong doanh nghiệp. Nhờ đó, từ số tiền khấu hao tích lũy thành quỹ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Và

quỹ khấu hao tài sản cố định là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong các doanh nghiệp.

Về nguyên tắc, việc tính khấu hao tài sản cố định phải phù hợp với mức độ hao mòn của tài sản cố định và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Điều này khơng chỉ đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm, hạn chế ảnh hưởng của hao mịn vơ hình mà cịn góp phần bảo tồn vốn cố định.

Hiện nay, cơng ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thực hiện khấu hao theo thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013. Căn cứ các quy định trong thông tư này mà công ty xác định thời gian sử dụng của từng tài sản cố định cho phù hợp với mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định.

ĐVT : đồng

Loại TSCĐ

31/12/2012 31/12/2013

KHLK GTCL KHLK GTCL

NG Số tiền % NG Số tiền % NG NG Số tiền %NG Số tiền %NG Phương tiện vận tải

thiết bị truyền dẫn 122,187,682,242 -70,454,882,098 57.66% 51,732,800,144 42.34% 123,353,684,932 -83,653,454,359 67.82% 39,700,230,573 32.18% tổng 122,187,682,242 -70,454,882,098 57.66% 51,732,800,144 42.34% 123,353,684,932 -83,653,454,359 67.82% 39,700,230,573 32.18%

Nhận xét;

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong năm 2012 giá trị hao mòn lũy kế là (70,454,882,098) đồng , chiếm 57,66 % nguyên giá của tài sản cố định .Đến năm 2013 giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định tăng lên (83,653,454,359) đồng chiếm 67,82 % nguyên giá của tài sản cố định . Theo số liệu này ta thấy giá trị còn lại của TSCĐ nhìn chung giảm đi nhưng vẫn cịn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tình trạng tài sản cố định của công ty hiện nay là tương đối tốt, giá trị còn lại 32,18 % chứng tỏ Tài sản của Cơng ty khơng cịn mới.Với mức trích khấu hao lớn đến cuối năm 2013 83,653,454,359 đồng

đã góp phần tạo ra dịng tiền cho cơng ty đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển của Doanh nghiệp trong những năm sau này. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty công ty cần đầu tư mua sắm phương tiện vận tải để phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty tăng lợi nhuận cho công ty.

Bảng 2.8: Bảng hệ số hao mịn tài sản cố định của cơng ty năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối(%) Nguyên giá TSCĐ bình quân đồng 122,770,683,587 125,831,958,777 -3,061,275,190 -2.43% Khấu hao lũy kế

cuối năm đồng 39,700,230,573 51,732,800,144 -12,032,569,571 -23.26% Hệ số hao mòn

TSCĐ lần 0.32 0.41 -0.09 -21.35%

Ta thấy hệ số hao mòn TSCĐ năm 2013 là 0,32 lần năm 2012 là 0,41 lần tức là hệ số này năm 2013 giảm 0.09 lần so với năm 2012 .Điều này chứng tỏ mức độ hao mòn đã giảm so với năm trước và cho thấy năng lực còn lại của tài sản cố định cũng như vốn cố định là tương đối cao .

Nhìn chung hệ số hao mịn TSCĐ của cơng ty cịn thấp chứng tỏ TCSĐ vẫn còn mới ,thời gian sử dụng còn lâu dài tương ứng với số vốn cố định thu hồi cịn ít, thời gian để vốn cố định hồn thành 1 vòng luân chuyển còn dài.

2.2.2.5 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ,VCĐ

Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng TSCĐ,VCĐ tại công ty trong 2 năm 2012 -2013

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch

Số tuyệt đối

Số tương đối(%) 1 Doanh thu thuần đồng 70,628,254,000 76,698,215,412 -6,069,961,412 -7.91% 2 Lợi nhuận sau thuế đồng 2,635,985,692 1,216,252,320 1,419,733,372 116.73% 3 Vốn CĐ bình quân đồng 45,716,515,359 64,863,757,489 -19,147,242,130 -29.52%

4

Nguyên giá TSCĐ

bình quân đồng 122,770,683,587 125,831,958,777 -3,061,275,190 -2.43%

5

Khấu hao lũy kế cuối

năm đồng 39,700,230,573 51,732,800,144 -12,032,569,571 -23.26%

6

Hiệu suất sử dụng

VCĐ % 154.49% 118.25% 36.25% 30.65%

7

Tỷ suất lợi nhuận

thuần VCĐ % 5.77% 1.88% 3.89% 207.50% 8 Hàm lượng VCĐ lần 0.65 0.85 -0.20 -23.46% 9 Hiệu suất sử dụng TSCĐ % 57.53% 60.95% -3.42% -5.62% 10 Hệ số hao mòn TSCĐ lần 0.32 0.41 -0.09 -21.35%

Nhận xét :

Từ kết quả tính tốn trong bảng số liệu trên ta thấy : Vốn cố định bình quân năm và nguyên giá tài sản cố định bình quân năm 2013 đều giảm so với năm 2012 .Lợi nhuận sau thuế lại tăng so với năm 2012

Thứ nhất : chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty

Năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 118.25 % tức là cứ một đồng vốn cố định bình qn có thể tham gia tạo 118.25 đồng doanh thu thuần trong kỳ.Đến năm 2013 hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty là 154.49 % tức là một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra 154.49 đồng doanh thu trong kỳ (tăng 36.25 đồng so với năm 2012).Nguyên nhân là do trong năm 2013 công ty sử dụng vốn cố định bình quân là 45,716,515,359 đồng tạo ra được 70,628,254,000 đồng doanh thu thuần. Trong năm 2012 công ty sử dụng vốn cố định bình quân 64,863,757,489 đồng tạo ra được 76,698,215,412 đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của một đồng vốn năm 2013 đã tăng so với năm 2012.

Thứ 2 : Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng làm cho chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định năm 2013 giảm so với năm 2012 cụ thể : năm 2012 hàm lượng vốn cố định là 0,85 đến năm 2013 hàm lượng vốn cố định là 0,65 tức là giảm 0,2 đồng vốn cố định bình quân. Nguyên nhân là do năm 2013 doanh thu thuần giảm (7.91 %) nhỏ hơn tốc độ giảm của vốn cố định bình quân giảm (29,52 %) đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng và vì thế làm cho hàm lượng vốn cố định năm 2013 giảm so với năm 2012. Như vậy chi phí về vốn cố định giảm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đã tăng lên công ty cần phải phát huy hơn nữa điều này để hàm lượng vốn cố định của công ty ngày càng giảm, nâng cao hiệu quả kinh doanh .

Thứ ba : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Năm 2012 chỉ tiêu này là 60,95 % điều này cho ta biết một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo 60,95 đồng doanh thu thuần . Năm 2013 chỉ tiêu này là 57,53 % (giảm 3,42 % so với năm 2012). Nguyên nhân của sự thay đổi này là do nguyên giá của tài sản cố định giảm 2,43% ,tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ giảm của nguyên giá TSCĐ.

Thứ 4 : Tỷ suất lợi nhuận thuần vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn cố định với lợi nhuận sau thuế công ty đạt được. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là 1,88 %, tức là 1 đồng vốn cố định tạo ra được 1,88 đồng lợi nhuận sau thuế.Đến năm 2013 tỷ suất này tăng lên 5,77% tức là cứ một đồng vốn cố định tạo ra 5,77 đồng lợi nhuận sau thuế . Nguyên nhân của sự tăng lên này là năm 2013 lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 116,73 % so với năm 2011 .Trong khi đó vốn cố định năm 2013 lại giảm đi 29,52 %. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp đã tăng lên.

2.2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của công ty cổ phầnvận tải Sao Mai

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần vận tải sao mai (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)