KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phương pháp hoạt hóa giống
3.8.2. Phương pháp cấy chuyền trên môi trường thạch Zarrouk vô trùng.
Trên môi trường thạch Zarrouk, Spirulina platensis với khả năng phát triển nhanh hơn vi khuẩn tạp nhiễm trong những giờ đầu tiên ni cấy nhờ đó nên ta có thể tận dụng đặc điểm này để làm thuần chủng giống.
Khi các sợi tảo đầu tiên được mọc ra thì tiến hành rửa 5- 7 lần và cấy chuyền lên môi trường Zarrouk đã vô trùng khác ngay. Như thế, vi khuẩn nhiễm chưa kịp phát triển nhiều thì bị rửa trơi phần lớn ở các lần rửa, khi chưa kịp tăng số lượng trở lại thì thao tác cấy lên mơi trường thạch Zarrouk vô trùng với thành phần hồn tồn là khống, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật dị dưỡng.
Khuẩn nhiễm là vi sinh vật dị dưỡng, do đó cần nguồn carbon hữu cơ để phát triển, chúng sống trong môi trường nuôi Spirulina platensis là do các chất dinh dưỡng của tế bào khuẩn lam bị phân hủy. Môi trường Zarrouk vô trùng không chứa bất kỳ nguồn carbon hữu cơ nào. Trong khi đó, Spirulina platensis với khả năng tự dưỡng vẫn phát triển sinh khối tạo ra những sợi mới trong thời gian ngắn từ 6- 8 giờ đồng hồ, những sợi mới này lại được chuyển sang môi trường Zarrouk mới, vô trùng. Những sợi Spirulina platensis mới phát triển là những sợi cịn khỏe mạnh, do đó sẽ tiếp tục tăng sinh khối trong khoảng thời gian 12- 14 giờ đồng hồ sau khi cấy trên môi trường Zarrouk mới. Do nguồn dinh dưỡng bị hạn chế tới mức cạn kiệt nên vi khuẩn nhiễm tạp cũng bị hạn chế tới mức tối thiểu trong thời gian đó. Tế bào khuẩn nhiễm còn lại sẽ bị loại bỏ dần qua các bước rửa và cấy lên môi trường Zarrouk thạch vô trùng tiếp theo.
Như vậy, bằng một phương pháp khá đơn giản bao gồm các bước “Môi trường thạch- Môi trường dịch thể, rửa- Mơi trường thạch” thì thu được giống Spirulina
platensis thuần sau 4 lần lặp lại tương tự như trên. b.
d. a.
3.9. Khảo sát các phương pháp bảo quản giống