Định lượng phycocyanin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy thu sinh khối và các phương pháp thu hoạch bảo quản tảo Spirulina platensis (Trang 51 - 52)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phương pháp hoạt hóa giống

3.7.2.Định lượng phycocyanin

Sau khi tiến hành thí nghiệm và xử lý số liệu ta có kết quả đo OD các mẫu ni (xem phụ lục 7) và nồng độ phycocyanin có trong các mẫu nuôi cấy như trong bảng 3.9 sau:

Bảng 3.9. Nồng độ phycocyanin có trong các mẫu ni cấy khác nhau

Mẫu ni cấy Nồng độ phycocyanin (mg/g)

AZ 56,75

AR 53,3

AS3 47,83

Nhận xét:

Sắc tố là yếu tố rất quan trọng giúp tổng hợp các loại hormon cần thiết để điều khiển các hoạt động của cơ thể. Hàm lượng sắc tố trong sinh khối Spirulina

platensis rất cao, đặc biệt là carotenoid, chlorophyll, phycocyanin. Nhưng trong

đó phycocyanin là sắc tố đóng vai trị rất quan trọng trong Spirulina platensis và tồn tại dưới dạng một protein phức hợp, chiếm đến 20% trọng lượng sinh khối khơ. Trong phycocyanin có cả ngun tố Fe, Mg vì vậy nó rất có ý nghĩa dinh dưỡng ở người khi nhu cầu bổ sung các khoáng này dưới dạng hữu cơ. Các chủng ni cấy ở mơi trường khác nhau thì hàm lượng phycocyanin cũng khác nhau.

Theo nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Sơn (2000) hàm lượng sắc tố phycocyanin có trong 10g sinh khối khô là 1500-2000 mg. Qua bảng trên ta thấy mơi trường ni cấy khác nhau thì hàm lượng phycocyanin có trong mẫu cũng khác nhau.

Trong mơi trường Zarrouk thì hàm lượng phycocyanin là cao nhất đạt 56,75 mg/g, cịn trong mơi trường rỉ đường và mẫu sau khi siêu âm 3 ngày thì nồng độ phycocyanin là 53,3 mg/g và 47,83 mg/g. Qua đó ta thấy mẫu tảo sau khi siêu âm để thu hoạch và đã được phục hồi sau 3 ngày thì hàm lượng phycocyanin có trong mẫu cũng khơng khác gì lắm so với các mẫu ni ở mơi trường khác, do đó ta có thể thu hoạch tảo bằng phương pháp siêu âm mà chất lượng thành phần các chất có trong tảo cũng được đảm bảo. Kết quả thu được cho thấy chủng tảo nuôi cấy của chúng tôi cũng cho kết quả khác với nghiên cứu của Hồng Nghĩa Sơn đã cơng bố (2000). Theo nghiên cứu của Phan Văn Dân (2009) thì hàm lượng phycocyanin của mẫu khi ni dưới ánh nắng có sục khí với tốc độ 0,1m/s đạt 50,26mg/g, mẫu khi ni dưới điều kiện có mái che và sục khí với vận tốc 0,1m/s thì đạt hàm lượng cao hơn là 121,25mg/g. Nhìn chung các mẫu chúng tơi ni ở các mơi trường khác nhau cũng cho hàm lượng phycocyanin tương đối so với các nghiên cứu khác.

Sở dĩ có sự khác biệt là do chủng giống khác nhau, được nuôi ở môi trường khác nhau, điều kiện nuôi cấy khác nhau, thời gian thu hoạch mẫu, thời gian phân tích khác nhau, cũng có thể do phương pháp phân tích khác nhau nên hàm lượng phycocyanin thu được của mỗi mẫu cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy thu sinh khối và các phương pháp thu hoạch bảo quản tảo Spirulina platensis (Trang 51 - 52)