Kết quả thuần chủng giống tảo 1 Phương pháp chiếu tia U

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy thu sinh khối và các phương pháp thu hoạch bảo quản tảo Spirulina platensis (Trang 54)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phương pháp hoạt hóa giống

3.8.Kết quả thuần chủng giống tảo 1 Phương pháp chiếu tia U

Tia cực tím có khả năng diệt khuẩn, điều đó có nghĩa rằng Spirulina platensis cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng, khả năng này càng dễ xảy ra khi Spirulina

platensis được phơi trực tiếp dưới tia cực tím.

Thực nghiệm cho thấy rằng nếu chiếu tia UV trong 30 phút thì Spirulina

platensis bị phá hủy thành các đoạn ngắn, còn nếu chiếu trong 60 phút thì các tế

bào bị phả hủy và các chất trong tế bào được giải phóng ra môi trường.

Hiệu quả thuần chủng mẫu bằng cách chiếu trực tiếp tia UV vào dịch nuôi cấy là không khả thi mà bên cạnh đó còn có tác động xấu đến Spirulina platensis.

Ở hình 3.19 ta thấy mẫu tảo sau khi chiếu tia UV được cấy trên môi trường thạch thì bị nhiễm. Các nguyên nhân có thể là do độ vô trùng của tủ cấy không đảm bảo, khoảng cách giữa đèn UV và mẫu cần thuần chủng xa nhau nên cường độ không đủ để tiêu diệt vi sinh vật. Do Spirulina platensis có kích thước lớn hơn nhiều lần vi khuẩn thì lượng tia UV mà chúng nhận được cũng sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, cũng có thể do mật độ tế bào trong mẫu cao quá nên mỗi tế bào nhận được ít tia UV nên không có khả năng diệt khuẩn và Spirulina platensis có cấu trúc xoắn lò xo nên luôn tồn tại những vị trí bị che khuất theo chiều dài sợi đây chính là chỗ mà UV hầu như không thể tiếp cận để phát huy tính sát khuẩn do đó đây cũng là nơi mà vi khuẩn có thể ẩn nấp để tránh tác động của tia UV.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo GVHD: TS. Đặng Đức Long

Hình 3.19. Mẫu tảo bị nhiễm sau khi được cấy lên môi trường thạch từ dịch được chiếu tia UV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy thu sinh khối và các phương pháp thu hoạch bảo quản tảo Spirulina platensis (Trang 54)