:Phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty TNHH dịch vụ kĩ thuật và thương mại quốc khánh ” (Trang 56 - 63)

Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 chênh lệch Số tiền (VND) Tỷ trọng Số tièn (VND) Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tỷ lệ A. Nợ phải trả 182,124,090,736 70.49 128,124,524,672 62.69 53,999,566,064 7.80 42.15 I.Nợ ngắn hạn 182,124,090,736 100.00 128,124,524,672 100.00 53,999,566,064 0.00 42.15 1. Phải trả người bán ngắn hạn 26,970,449,091 14.81 24,725,187,875 19.30 2,245,261,216 -4.49 9.08 2.Người mua trả tiền trước 17,981,636,000 9.87 27,741,298,753 21.65 -9,759,662,753 - 11.78 -35.18 3. Thuế và các khoản phải trả NN 824,108,650 0.45 2,238,744,106 1.75 -1,414,635,456 -1.29 -63.19 4.Phải trả người lao động 0 0.00 200,200,000 0.16 -200,200,000 -0.16 - 100.00 5.Vay và nợ ngắn hạn thuê TC 100,558,867,716 55.21 52,225,764,943 40.76 48,333,102,773 14.45 92.55 6.Phải trả ngắn hạn khác 32,543,675,452 17.87 17,431,089,014 13.60 15,112,586,438 4.26 86.70 7.Dự phòng phải trả ngắn hạn 3,245,353,837 1.78 3,562,173,799 2.78 -316,819,962 -1.00 -8.89 II.Nợ dài hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00 - B.Vốn chủ sở hữu 76,255,589,896 29.51 76,261,840,072 37.31 -6,250,176 -7.80 -0.01 I.Vốn chủ sở hữu 76,255,589,896 100.00 76,261,840,072 100.00 -6,250,176 0.00 -0.01 1. Vốn góp của chủ sở hữu 80,000,000,000 104.91 80,000,000,000 104.90 0 0.01 0.00 2.Lợi nhuận sau

thuế chưa phân phối

-3,744,410,104 -4.91 -3,738,159,928 -4.90 -6,250,176 -0.01 0.17

Tổng nguồn

+ Khoản mục vay và nợ th tài chính ngắn hạn có sự biến động lớn nhất , cuối năm 2014 là 52.225.764.943 đồng, cuối năm 2015 là100.558.867.716 đồng, tăng 48.333.102.773 đồng, tương ứng với tỷ lệ 92,55 %. Trong năm 2015 doanh nghiệp tích cực sử dụng nguồn vốn vay nợ để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc mở rộng hoạt động của công ty. Nguồn vốn này chủ yếu là vốn vay các ngân hàng thương mại,trong đó ngân hàng ứng vốn lớn là Agribank với hình thức hạn mức tín dụng để phù hợp với hoạt động của công ty khi liên tục cần vốn để chi trả cho các hóa đơn mua hàng. Cũng có thể thấy đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả nên việc tăng số vốn vay lên cao có tác động lớn đến số dư nợ phải trả kéo theo nguồn vốn tăng .

+ Phải trả ngắn hạn khác: quy mô khoản mục này cũng tăng nhanh không kém với mức tăng 15.112.586.438 đồng tương ứng với tỷ lệ 86,7 %. Đây là khoản vốn doanh nghiệp chiếm dụng được từ các khoản kinh phí cơng đồn,, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, doanh thu chưa thực hiện,… Doanh nghiệp gần như khơng mất chi phí cho khoản vốn chiếm dụng được này nên việc tăng lượng lớn vốn từ nguồn này đã góp phần tăng đáng kể vốn để doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh.

Ngồi ra thì khoản phải trả người bán có sự tăng nhẹ 2.245.261.216 đồng tương ứng với 9,08 % .

+ Bên cạnh các khoản mục có sự tăng lớn thì cũng có một số mục giảm: người mua trả tiền trước( giảm 35,18%), thuế và các khoản phải nộp nhà nước ( giảm 63,2%), và một số khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ khác đều có sự giảm. Nguồn vốn từ khoản chiếm của người mua trả tiền trước phụ thuộc rất lớn vào thỏa thuận hợp đồng giữa công ty và đối tác, phụ thuộc vào thời điểm rất lớn nên khoản mục này thường có sự biến động lớn. Trong năm doanh

nghiệp đã thực hiện nộp các khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước nên khoản mục này giảm đáng kể. Nguồn vốn này chỉ sử dụng trong ngắn hạn, trước mắt vì doanh nghiệp ln phải nộp thuế đúng và đủ, nếu khơng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với nhà nước.

29.5 70.5 31/12/2015 VCSH NPT 37.3 62.7 31/12/1014 VCSH NPT

Biểu đồ 02: Cơ cấu nguồn vốn

Không chỉ thay đổi lớn về quy mơ, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi. Khi tỷ lệ NPT cuối năm 2014 mới chiếm 62,68% thì đến cuối năm 2015 con số này lên tới 70,5%. Như vậy chính sách tài trợ của doanh nghiệp thiên nguồn vốn nợ.Công ty đã chú trọng hơn đến việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.Đây được xem như con dao hai lưỡi đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn nợ là nguồn vốn có chi phí thấp song cũng đem đến nhiều nguy cơ rủi ro về tài chính.

Tuy có nguồn nợ chiếm khá cao nhưng tham khảo với các cơng ty xây dựng có quy mơ vừa và nhỏ có hệ số nợ ở mức 0,78-0,89 thì tỷ trọng nợ của cơng ty vẫn ở mức thấp so với trung bình ngành.

+Nợ phải trả:

Đặc biệt trong cơ cấu nợ phải trả của cơng ty chỉ có nợ ngắn hạn, khơng có nợ dài hạn.Do đó có thể thấy việc quản trị nợ ngắn hạn đối với công ty rất quan trọng. Sử dụng nợ ngắn hạn giúp cơng ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, phát huy được địn bẩy kinh doanh. Tuy nhiên, nếu quản trị nợ ngắn hạn không tốt, doanh nghiệp rất dễ mất khả năng thanh tốn, lâm vào tình trạng phá sản, nợ ngắn hạn tiềm tàng nguy cơ rủi ro tài chính khá cao.Một số doanh nghiệp cùng ngành có quy mơ vừa và nhỏ cũng duy trì cơ cấu nợ ngắn hạn cao khoảng 93% và cũng có một số doanh nghiệp để cơ cấu nợ ngắn hạn là 100%. Đánh giá theo tính chất hoạt động của cơng ty xây dựng và lắp đặt, nhu cầu vốn phát sinh khi công ty cần chi trả cho các hợp đồng mua vật tư thiết bị theo hợp đồng xây dựng và doanh nghiệp có dịng tiền vào để chi trả cho các khoản nợ đến hạn. Xét thấy các cơng trình xây dựng của các doanh nghiệp quy mơ vừa và nhỏ thường có thời gian thi cơng và tất tốn cơng trình dưới một năm, và đặc biệt là lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH Dịch vụ Kĩ thuật và Thương mại Quốc Khánh lại là phần hồn thiện cơng trình về điều hịa, lị sưởi trung tâm nên thời gian thi cơng rất ngắn. Việc duy trì nguồn vốn nợ ngắn hạn lớn tuy đem lại nhiều rủi ro và sự phức tạp trong công tác quản lý công nợ nhưng lại giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán, phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn: đây là khoản mục vừa có sự biến động lớn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất.Cuối năm 2014 , vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng 40,76 %, cuối năm 2015 là 55,21%, tỷ trọng đã tăng 14,45 % . Nguồn vốn này có thể coi là nguồn chính trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn doanh nghiệp có thể chủ động đi huy động được để đáp ứng các nhu cầu vốn trong q trình kinh doanh mà

khơng phải phụ thuộc vào các bên khác như nguồn vốn chiếm dụng. Do trong năm doanh nghiệp đã tăng lượng rất lớn nguồn vốn này để chi trả cho các hóa đơn cung ứng vật tư trong khi một số khoản mục lại giảm mạnh nên vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đã tăng tỷ trọng của mình trọng cơ cấu nợ phải trả ngắn hạn.

Chiếm tỷ trọng lớn tiếp theo là các khoản vốn chiếm dụng như phải trả ngắn hạn khác ( chiếm17,87% , đã tăng tỷ trọng so với năm ngoái là 13,60%), phải trả người bán ngắn hạn ( có tỷ trọng giảm từ 19,30% cuối năm 2014 đến năm 2015 chỉ còn 14,81% do quy mô tăng chậm) , người mua trả tiền trước ( chiếm 9,87% trong khi năm trước là 21,65%).

_ phải trả người bán ngắn hạn: cuối năm 2014, phải trả người bán ngắn hạn là 24.300.187.875 đồng (chiếm tỷ trọng 19,30%) đến cuối năm 2015 là 26.970.449.091 đồng ( 14,81%), khoản mục này đã tăng 2.245 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 9,08%. Có một sự tăng khá lớn về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng của khoản mục này lại giảm do sự tăng của khoản mục thấp hơn mức tăng của tổng nợ ngắn hạn. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng của cơng ty vì là nguồn vốn chiếm dụng được của đơn vị khác trong quá trình mua vật tư nên đã doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn. Thực tế cho thấy, công ty đang mở rộng thị trường, nhận thêm được nhiều cơng trình, nhu cầu về yếu tố đầu vào ngày càng cao nên quy mô nợ người bán cũng tăng lên.Và trong nền kinh tế hiện nay thì việc bán chịu để thúc đẩy bán hàng của các nhà cung cấp là cần thiết nên việc chiếm dụng được vốn của công ty dễ dàng hơn, cũng cho thấy uy tín của cơng ty được nâng cao hơn. Tuy nhiên công ty cũng cần xem xét lại giữa việc trả sớm để được hưởng chiết khấu thương maị thay vì trả chậm. Vì nếu tính đến khoản chiết khấu thương mại của người bán thì chí phí của khoản nợ này lại cao và có nhiều hạn chế về thời gian ngắn và là ngắn hạn nên phải luôn quản lý chặt chẽ.

_Người mua trả tiền trước:Vì hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, trước khi thực hiện một cơng trình, doanh nghiệp ln nhận được một phần kinh phí ứng trước của đối tác. Cuối năm 2014, quy mô khoản mục này là 27.741.298.753 đồng ( chiếm tỷ trọng 21,65%) nhưng đến cuối năm 2015 con số này đã giảm rõ rệt với 17.982 triệu đồng chỉ chiếm 9,87% , đã giảm 9.759 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 35,18%, tỷ trọng cũng giảm 11,78%.Quy mô của khoản mục này giảm đáng kể. Quy mô khoản mục này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: Giá trị từng hạng mục, thỏa thuận giữa cơng ty với đối tác, uy tín của khách hàng…Trong tình hình kinh tế thị trường như hiện nay thì việc cơng ty đưa ra các chính sách thương mại hợp lý giúp công ty mở rộng thị trường hơn, đồng thời cơng ty cũng có những đối tác đáng tin cậy nên giảm khoản mục người mua trả tiền trước cũng là một trong những biện pháp cải thiện tình hình kinh doanh .

_ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: thời điểm đầu năm là 2.226 triệu đồng chiếm 1,75% nhưng đến cuối năm chỉ còn 824 triệu đồng chỉ chiếm 0,45%. Đây cũng là khoản vốn doanh nghiệp chiếm dụng được từ các khoản phải nộp cho nhà nước. tuy nhiên khoản vốn này khá nhỏ và phải chịu quản lý chặt chẽ. Doanh nghiệp phải ln nộp đúng hạn để giữ uy tín của mình, do đó mà việc hỗn thuế, sử dụng vốn từ nguồn này cần có sự kiểm sốt và đảm bảo an tồn.

Ngồi ra cịn một số khoản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu như nguồn dự phòng, phải trả lao động….

Có thể thấy các khoản mục đều có sự biến động rất lớn về tỷ trọng, do sự tăng giảm không đồng nhất giữa các khoản mục và tổng nợ ngắn hạn.

Xét mối tương quan giữa vốn vay và vốn chiếm dụng của công ty, cuối năm 2014 vốn vay là 52.226 triệu đồng, vốn chiếm dụng là 75.898 triệu đồng , trong 1 đồng nợ phải trả thì có 0,59 đồng vốn chiếm dụng được. Cuối

năm 2015 vốn vay là 100.559 triệu đồng vốn chiếm dụng là 81.565 triệu đồng, một đồng vốn nợ thì chỉ có 0,45 đồng vốn chiếm dụng. Trong năm 2015 doanh nghiệp kí kết được nhiều hợp đồng lắp đặt cho các cơng trình lớn, nhưng lượng tiền được ứng trước lại giảm do khó khăn chung của nền kinh tế cùng với các khoản phải nộp nhà nước phải hoàn thành làm phần vốn được chiếm dụng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn tăng lên theo việc mở rộng kinh doanh dẫn tới doanh nghiệp cần tăng nguồn vốn chủ động hơn là vốn vay để cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời. Đến cuối năm 2015 thì tỷ trọng vốn vay đã cao hơn với tỷ trọng vốn bị chiếm dụng.

+ Vốn chủ sở hữu:vốn chủ sở hữu gần như khơng có sự biến động về quy mơ song tỷ trọng lại có sự thay đổi lớn. Cuối 2014 chiếm 37,32% đến cuối 2015 chỉ chiếm 29,5 %. Điều này có thể thấy cơng ty đang tăng cường sử dụng địn bẩy tài chính, tăng các khoản vay nợ để giảm tỷ trọng vốn chủ của cơng ty.

Tóm lại, qua đánh giá cho thấy nguồn vốn có sự biến động cả về quy mơ và tỷ trọng, trong đó nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn ( hơn 70%), tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với trung bình ngành ( 85%) .Hệ số nợ khá cao cho thấy công ty đang sử dụng địn bẩy tài chính. Mặt khác nợ phải trả của công ty chỉ bao gồm nợ ngắn hạn, với nguồn huy động quan trọng là từ vốn vay,công ty đang duy trì một chính sách tài chính có độ rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào tình hình bên ngồi và nguy cơ phải chịu áp lực thanh toán.Tuy nhiên xét về đặc điểm kinh doanh của công ty, nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh cũng như tình hình chung của ngành thì cơ cấu này khá phù hợp.

2.2.1.2. Đánh giá tình hình tài trợ

31/12/2015 31/12/2014

Nợ ngắn

TSNH

Nợ ngắn TSNH

nwc NWC>0 nwc >0

Biểu đồ 03: Nguồn vốn lưu động thừơng xuyên

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty TNHH dịch vụ kĩ thuật và thương mại quốc khánh ” (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)