Đặc điểm thực vật học của cây Lau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng pb, cd, zn của cây lau để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác khoáng sản tại mỏ sắt trại cau, mỏ chì kẽm làng hích và mỏ thiế (Trang 27 - 33)

(Saccharum arundinaceum plant)

Chỉ

tiêu Đặc điểm Hình ảnh

Rễ - Lau là cây sống lâu năm, rễ bò dài, rất khỏe.

Thân

- Thân mọc thẳng đứng, cao khoảng 2-6m, đường kính cây to khoảng 2-3 cm, thân

đặc có hình dạng ống như cây mía.

- Lá dài khoảng 60-150 cm, rộng 2-2,5 cm; bẹ khơng lơng, phiến to, rộng 2-5 cm.

Lá hình dải hay hình mũi mác, có mỏ nhọn kéo dài,

phẳng, nhẵn, mép lá ráp. Lá xếp gầng nhau so le, ôm lấy thân cây, lá thường khô vào

mùa lạnh.

Hoa

- Cụm hoa dạng chùy kép, dài tới 1m, cuống và đỉnh mang nhiều lông trắng, hoa

màu trắng hoặc xám nhạt. Sinh

sản - Sinh sản bằng rễ, hoa.

Lau là lồi cây có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và phù hợp với khí hậu Việt Nam. Lau có thể lan rộng, mọc tự nhiên với tốc độ nhanh, tái sinh bằng rễ.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là cây Lau (Saccharum arundinaceum plant). - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và hấp thụ KLN trong đất của cây Lau.

- KLN nghiên cứu là Pb, Cd, Zn và hàm lượng của chúng được phân tích trong khả năng hấp thụ của thân, lá và rễ cây.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tại mỏ sắt Trại Cau, mỏ chì kẽm làng Hích và mỏ thiếc Hà Thượng tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Tại phịng thí nghiệm khoa Môi Trường- trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

3.2.2. Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 1/2016- 12/2016

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá sự tích lũy kim loại nặng Pb, Cd, Zn trong đất tại mỏ sắt Trại Cau, mỏ chì kẽm làng Hích và mỏ thiếc Hóa Thượng, tỉnh Thái Ngun.

- Đánh giá sự sinh trưởng của cây lau trên đất ô nhiễm kim loại nặng Pb, Cd, Zn.

- Đánh giá: khả năng hấp thu, xử lý kim loại nặng Pb, Cd, Zn của cây Lau trong môi trường ô nhiễm KLN.

3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa 3.4.1. Phương pháp kế thừa

Thu thập, chọn lọc, xử lý các tài liệu, số liệu liên quan đến ô nhiễm KLN trước khi đưa vào bài. Sử dụng các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã có, sử dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đây.

3.4.2. Phương pháp điều tra lấy mẫu đất và mẫu thực vật

Khảo sát, lấy mẫu phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng đất trước và sau khi trồng cây Lau để xử lý KLN tại các khu vực mỏ Sắt Trại Cau, mỏ Chì Kẽm làng Hích, mỏ Thiếc Hà Thượng. Các mẫu đất được lấy ở tầng mặt từ 0 - 20cm, trên diện tích đất tại các khu vực nghiên cứu. Các mẫu đất sau khi lấy được đựng vào các túi riêng, có ghi kí hiệu ngồi bao bì.

Thực vật được chọn lấy mẫu là đại diện cho mỗi chậu thí nghiêm với 3 lần nhắc lại tại các khu vực nghiên cứu. Các mẫu cây được đựng vào các túi riêng và ghi kí hiệu tương ứng với các mẫu đất tại các khu vực đó.

3.4.3. Phương pháp thiết kế thí nghiệm trong phịng thí nghiệm

Mục đích của thí nghiệm này là đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cải tạo đất ô nhiễm KLN của cây lau trong điều kiện thực địa.

Cây lau khi lấy về sẽ được phân tích thành phần các kim loại ban đầu có sẵn trong rễ, thân, lá của cây. Sau đó chọn những cây khoẻ, sạch đem trồng thí nghiệm.

Cây lau được trồng với mật độ 10 nhánh/chậu.

Thời gian thí nghiệm kéo dài 8 tháng (từ tháng 3/2016 đến tháng 11/2016). Định kỳ 1 tháng đo chiều cao cây, chiều dài lá. Sau 4 tháng và 8 tháng lấy mẫu cây và mẫu đất để phân tích hàm lượng KLN và đo chiều dài rễ.

* Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên với 4 thí nghiệm (TN), mỗi thí nghiệm là 1 công thức và có 3 lần nhắc lại (NL), được trồng trong chậu, mỗi lần nhắc lại là một chậu.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

Trại Cau TN1NL1 Hà Thượng TN2NL1 TN1NL2 TN2NL2 TN1NL3 TN2NL3 Làng Hích TN3NL1 Đối chứng TN3NL1 TN3NL2 TN3NL2 TN3NL3 TN3NL3

3.4.4. Các phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm

Xác định các chỉ tiêu trong đất bằng những phương pháp có độ chính xác cao và thường được dùng phổ biến hiện nay trong các phịng phân tích đất ở Việt Nam. Các phương pháp cụ thể như sau:

- pH (KCl) được chiết bằng KCl 1N, đo bằng máy pH meter

- Xác định hàm lượng KLN ( Cd, Pb, Zn) trong đất và trong cây Lau bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS.

3.4.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Tổng hợp số liệu lên Excel để vẽ biểu đồ, đưa ra các nhận xét và đánh giá một cách đầy đủ, so sánh nồng độ các KLN: Pb, Cd, Zn trong đất trước và sau khi trồng Lau với QCVN 03:2015/BTNMT đối với đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp để đánh giá mức độ ô nhiễm khác nhau của các vị trí đất thí nghiệm.

3.5. Các chỉ tiêu theo dõi

+ Chiều cao cây: 1 tháng/lần. Được đo từ gốc cây đến lá cao nhất của cây (đo đếm 5 cây/1 lần nhắc lại thí nghiệm), chiều cao cây ở mỗi TN được tính trung bình chiều cao cây của các lần nhắc lại trong công thức.

+ Chiều dài lá: 1 tháng/lần, tính từ sát bẹ lá tới mỏ lá, chiều dài lá ở mỗi CT được tính trung bình chiều dài lá của các lần nhắc lại trong công thức.

- Chỉ tiêu về môi trường đất: Các chỉ tiêu được theo dõi trước và sau khi thực hiện thí nghiệm bao gồm một số KLN (Pb, Cd, Zn).

- Chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lau: chiều cao, chiều dài rễ.

- Khả năng tích luỹ KLN của cây lau được đánh giá thông qua việc phân tích các chỉ tiêu KLN trong rễ, thân và lá.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá mức độ ô nhiễm KLN trong đất tại các khu vực nghiên cứu

Trước khi trồng Lau, tiến hành phân tích các chỉ tiêu pH, hàm lượng KLN trước khi trồng nhằm đánh giá chất lượng mẫu đất và tính tốn được lượng KLN có sẵn trong đất. Thực hiện bước này chúng ta sẽ xác định chính xác hơn khả năng sinh trưởng và hấp thụ KLN của Lau trong các mẫu đất. Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong mẫu đất được thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng pb, cd, zn của cây lau để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác khoáng sản tại mỏ sắt trại cau, mỏ chì kẽm làng hích và mỏ thiế (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)