Khả năng tích lũy Zn trong cây Lau tại mỏ sắt Trại Cau, mỏ thiếc Hà Thượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng pb, cd, zn của cây lau để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác khoáng sản tại mỏ sắt trại cau, mỏ chì kẽm làng hích và mỏ thiế (Trang 48 - 50)

4.1.2.1 .Hàm lượng Cd trong đất

4.3. Khả năng hấp thụ kim loại nặng trong thân lá và rễ của cây Lau tại các khu vực

4.3.3. Khả năng tích lũy Zn trong cây Lau tại mỏ sắt Trại Cau, mỏ thiếc Hà Thượng

Thượng và mỏ chì kẽm làng Hích

Hình 4.10. Hàm lượng Zn tích lũy trong cây Lau sau 8 tháng trồng cây

Qua bảng 4.5 và hình 4.10 ta thấy: Hàm lượng Zn tích lũy trong cây sau khi trồng cao hơn so với ban đầu. Sau 4 tháng trồng cây, hàm lượng Zn được tích lũy trong cây cụ thể:

- TN1 Trại Cau: Hàm lượng Zn trong thân lá 12,23 mg/kg, tích lũy trong rễ là 15,89 mg/kg. Hàm lượng Zn trong rễ cây Lau hấp thụ gấp 1,3 lần trong thân lá.

- TN2 Hà Thượng: Hàm lượng Zn trong thân lá 11,35 mg/kg, tích lũy trong rễ là15,07 mg/kg. Hàm lượng Zn trong rễ cây Lau hấp thụ gấp 1,33 lần trong thân lá.

- TN3 Làng Hích: Hàm lượng Zn trong thân lá 30,3/kg, tích lũy trong rễ là 50,39 mg/kg. Hàm lượng Zn trong rễ cây Lau hấp thụ gấp 1,66 lần trong thân lá.

- TN4 đối chứng: Hàm lượng Zn trong thân lá 8,03 mg/kg, tích lũy trong rễ là 12,57 mg/kg. Hàm lượng Zn trong rễ cây Lau hấp thụ gấp 1,6 lần trong thân lá.

Sau 8 tháng trồng Lau, hàm lượng Zn được tích lũy trong cây khá cao:

- TN1 Trại Cau: Hàm lượng Zn trong thân lá 35,21 mg/kg, tích lũy trong rễ là 41,73 mg/kg. Hàm lượng Zn trong rễ cây Lau hấp thụ gấp 1,2 lần trong thân lá.

- TN2 Hà Thượng: Hàm lượng Zn trong thân lá 21,8 mg/kg, tích lũy trong rễ là 29,87 mg/kg. Hàm lượng Zn trong rễ cây sậy hấp thụ gấp 1,37 lần trong thân lá.

- TN3 Làng Hích: Hàm lượng Zn trong thân lá 79,87 mg/kg, tích lũy trong rễ là 111,44 mg/kg. Hàm lượng Zn trong rễ cây Lau hấp thụ gấp 1,4 lần trong thân lá.

- TN4 đối chứng: Hàm lượng Zn trong thân lá 8,18 mg/kg, tích lũy trong rễ là 13,39 mg/kg. Hàm lượng Zn trong rễ cây Lau hấp thụ gấp 1,63 lần trong thân lá.

Nhận xét chung: Như vậy, Lau là lồi cây có khả năng tích lũy kim loại nặng trong thân lá và rễ khá cao. Qua kết quả phân tích tại các mẫu cây Lau trồng trên đất lấy ở mỏ sắt Trại Cau, thiếc Hà Thượng, chì kẽm Làng Hích cho thấy, hàm lượng KLN tích lũy trong thân lá và rễ đều cao hơn rất nhiều lần so với hàm lượng KLN ban đầu có trong cây Lau khi mang về trồng. Qua kết quả trên ta cũng nhận thấy hàm lượng Cd, Pb, Zn tích lũy trong rễ lớn hơn so với hàm lượng KLN tích lũy trong thân lá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng pb, cd, zn của cây lau để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác khoáng sản tại mỏ sắt trại cau, mỏ chì kẽm làng hích và mỏ thiế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)