4.1.2.1 .Hàm lượng Cd trong đất
4.4. Đánh giá khả năng xử lý hàm lượng KLN trong đất sau khi trồng cây Lau
Kết quả phân tích KLN trong mẫu đất ban đầu và hàm lượng KLN tích lũy trong đất sau 4 tháng và 8 tháng nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.6. Hàm lượng KLN còn lại trong đất nghiên cứu sau khi trồng Lau
Thời gian Địa điểm Ký hiệu Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg)
Cd Pb Zn Ban đầu Trại Cau TN 1 13,4 1108 1712 Hà Thượng TN 2 17,7 1119 2419 Làng Hích TN 3 24,8 1591 2385 Đối chứng TN 4 0,21 8 10 Sau 4 tháng Trại Cau TN 1 10,2±0,081 981±46,43 1238±2,054 Hà Thượng TN 2 14,2±0,081 994±2,94 1981±4,54 Làng Hích TN 3 20±0,163 1205±6,13 1886±5,56 Đối chứng TN 4 0,17±0,012 7,2±0,26 9,03±0,33 Sau 8 tháng Trại Cau TN 1 7,07±0,25 715±2,94 987±4,54 Hà Thượng TN 2 11,5±0,29 777±2,16 1572±2,94 Làng Hích TN 3 15,5±0,16 820±3,74 1410±4,9 Đối chứng TN 4 0,13±0,016 6,5±2,44 8,1±0,077 LSD005 6,1 50,3 70,3 QCVN 03:2015/BTNMT 2 70 200
Hiệu suất xử lý được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.7. Hiệu suất xử lý kim loại nặng trong đất của cây Lau
Thời gian Thí nghiệm Hiệu suất xử lý (%)
Cd Pb Zn Sau 4 tháng TN1 23,88 11,46 27,68 TN2 19,77 11,17 18,1 TN3 19,35 24,26 20,92 TN4 19,05 10 9,7
Sau 8 tháng
TN1 47,24 35,47 42,35
TN2 35,03 30,56 35,01
TN3 37,5 48,46 40,88
TN4 38,09 18,75 19
Nhận xét: Số liệu bảng 4.6 và 4.7 cho thấy, hàm lượng Pb, Cd, Zn trong đất có xu hướng giảm mạnh sau khi trồng Lau. Hiệu suất xử lý sau 8 tháng trồng Lau cao nhất là 48,46% trong xử lý Pb ở Làng Hích, thấp nhất là hiệu suất xử lý Pb ở thí nghiệm đối chứng 18,75 %. Hiệu suất xử lý phụ thuộc vào nồng độ KLN có trong đất. Do đó có thể nói Lau là loại cây thích hợp để cải tạo đất ơ nhiễm kim loại nặng, có khả năng xử lý Pb, Cd và Zn trong đất.
* Tại TN1- Trại Cau:
- Hàm lượng Cd ban đầu là 13,4mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Cd trong đất là 10,2 mg/kg; sau 8 tháng là 7,07 mg/kg giảm 1,9 lần so với ban đầu.
- Hàm lượng Pb ban đầu là 1108 mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Pb trong đất là 981 mg/kg; sau 8 tháng là 715 mg/kg giảm 1,55 lần so với ban đầu.
- Hàm lượng Zn ban đầu là 1712 mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Zn trong đất là 1238 mg/kg; sau 8 tháng là 987 mg/kg giảm 1,73 lần so với ban đầu.
* Tại TN2- Hà Thượng:
- Hàm lượng Cd ban đầu là 17,7 mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Cd trong đất là 14,2 mg/kg; sau 8 tháng là 11,5 mg/kg giảm 1,54 lần so với ban đầu.
- Hàm lượng Pb ban đầu là 1119 mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Pb trong đất là 981 mg/kg; sau 8 tháng là 777 mg/kg giảm 1,44 lần so với ban đầu.
- Hàm lượng Zn ban đầu là 2419 mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Pb trong đất là 1981 mg/kg; sau 8 tháng là 1572 mg/kg giảm 1,54 lần so với ban đầu.
* Tại TN3- Làng Hích:
- Hàm lượng Cd ban đầu là 24,8 mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Pb trong đất là 20 mg/kg; sau 8 tháng là 15,5 mg/kg giảm 1,6 lần so với ban đầu.
- Hàm lượng Pb ban đầu là 1591 mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Pb trong đất là 1205 mg/kg; sau 8 tháng là 820 mg/kg giảm 1,94 lần so với ban đầu.
- Hàm lượng Zn ban đầu là 2385 mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Zn trong đất là 1886 mg/kg; sau 8 tháng là 1410 mg/kg giảm 1,26 lần so với ban đầu.
* TN4- Đối chứng
- Hàm lượng Cd ban đầu là 0,21 mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Pb trong đất là 0,17 mg/kg; sau 8 tháng là 0,13 mg/kg giảm 1,24 lần so với ban đầu.
- Hàm lượng Pb ban đầu là 8 mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Pb trong đất là 7,2 mg/kg; sau 8 tháng là 6,5 mg/kg giảm 1,23lần so với ban đầu.
- Hàm lượng Zn ban đầu là 10 mg/kg; sau 4 tháng trồng Lau hàm lượng Zn trong đất là 9,03 mg/kg; sau 8 tháng là 8,1 mg/kg giảm 1,23 lần so với ban đầu.
* Kết luận chung:
Như vậy môi trường đất tại bãi thải Mỏ thiếc Hà Thượng và Mỏ sắt Trại Cau, Mỏ chì kẽm Làng Hích sau khi trồng cây Lau thì hàm lượng KLN đã giảm đi đáng kể, thí nghiệm ở các cơng thức đạt hiệu quả xử lý cao, riêng ở mẫu đối chứng hàm lượng KLN hầu như không thay đổi. Điều này có thể giải thích như sau: Đất đai tại các khu vực nghiên cứu đều bị ô nhiễm KLN, hàm lượng KLN tổng số trong đất cao do bị ảnh hưởng của hoạt động khai thác thiếc, chì kẽm và quặng sắt. Sau khi trồng Lau vào các vị trí đất bị ô nhiễm, nghiên cứu, theo dõi theo thời gian và mang phân tích các mẫu đất cho thấy hàm lượng KLN tổng số trong đất đã giảm đi rất nhiều lần. Mẫu đối chứng do hàm lượng KLN trong đất không cao (dưới QCVN 03:2015) nên khi trồng Lau,hàm lượng KLN trong đất thay đổi không đáng kể. Điều này cho thấy, Lau là loại thực vật rất phù hợp cho việc khắc phục và cải tạo đất ô nhiễm KLN.