4.1.2.1 .Hàm lượng Cd trong đất
4.5. Đánh giá khả năng cải thiện pH đất của cây Lau
Kết quả phân tích pH trong mẫu đất ban đầu và sau 8 tháng nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.8. pH trong mẫu đất nghiên cứu
Thời gian Địa điểm Ký hiệu pH
Ban đầu Trại Cau TN1 6,12 Hà Thượng TN2 4,05 Làng Hích TN3 8,38 Đối chứng TN4 7,04 Sau 8 tháng Trại Cau TN1 7,01 Hà Thượng TN2 5,02 Làng Hích TN3 7,6 Đối chứng TN4 7,03
Hình 4.12. sự thay đổi của pH trong các mẫu đất nghiên cứu
Dựa vào bảng 4.12 và hình 4.8 ta thấy pH đất có xu hướng về trung tính sau khi trồng Lau. Cụ thể mẫu đất TN1-Trại Cau pH từ 6,12- 7,01; TN2- Hà
Thượng từ 4,05 lên 5,02; TN3- Làng Hích từ 8,38 xuống 7,6; mấu đối chứng TN4 pH thay đổi khơng đang kể vẫn ở mức trung tính 7,03. Từ đó ta thấy cây Lau có khả năng cải tạo tính chất đất.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
* Chất lượng môi trường đất tại các khu vực khai thác khoảng sản trước khi trồng cây Lau: Ở Hà Thượng và Trại Cau đất chua (pH =4,05, pH=6,12), đất ở Làng Hích là đất kiềm pH= 8,38 và bị ơ nhiễm KLN, hàm lượng KLN trong đất vượt QCVN 03:2015 cho phép nhiều lần. Sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất và ảnh hưởng trực tiếp đễn sức khỏe con người, do vậy chúng ta cần đánh giá chất lượng đất ban đầu để nghiên cứu khả năng xử lý cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng khi trồng cây Lau.
* Khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Lau, kết quả theo dõi sau 8 tháng nghiên cứu chiều cao cây dao động trong khoảng 196,33- 204 cm, chiều dài lá dao động trong khoảng 147- 166 cm và chiều dài rễ khoảng 40 cm cho thấy khả năng sống cây Lau sinh trưởng, phát triển bình thường sau khi trồng.
* Khả năng hấp thụ KLN của cây Lau trong thân lá và rễ: Sau 8 tháng thí nghiệm, hàm lượng KLN tích lũy trong thân lá và rễ đều cao hơn rất nhiều lần so với hàm lượng KLN ban đầu trong cây Lau khi mang về trồng. Cụ thể sau 8 tháng hàm lượng Cd trong thân lá tăng lớn nhất từ 0,01- 0,09 mg/kg, hàm lượng Zn trong thân lá tăng lớn nhất từ 8,00- 79,87 mg/kg, hàm lượng Pb trong thân lá tăng lớn nhất từ 1,20- 29,06 mg/kg. Sau 8 tháng hàm lượng Cd trong rễ tăng lớn nhất từ 0,02- 0,25 mg/kg, hàm lượng Zn trong rễ tăng lớn nhất từ 13,00- 111,44 mg/kg, hàm lượng Pb trong rễ tăng lớn nhất từ 3,20- 41,86 mg/kg.Qua các số liệu ta nhận thấy rõ rằng hàm lượng KLN tích lũy trong rễ lớn hơn so với hàm lượng KLN tích lũy trong thân lá.
* Khả năng xử lý hàm lượng KLN trong đất của cây Lau: Môi trường đất ở bãi thải Mỏ thiếc Hà Thượng, bãi thải Mỏ sắt Trại Cau và bãi thải mỏ chì kẽm Làng Hích đang bị ơ nhiễm KLN. Hàm lượng KLN (Cd, Pb, Zn)
trong đất trước khi trồng cây vượt quá QCVN 03:2015 rất nhiều lần. Sau 8 tháng trồng cây cải tạo đất hàm lượng KLN đã giảm một cách đáng kể. Cụ thể: Hàm lượng Pb giảm từ 1,23-1,94 lần so với ban đầu. Hàm lượng Cd giảm từ 1,24-1,9 lần so với hàm lượng ban đầu. Hàm lượng Zn giảm từ 1,23- 1,73 lần so với hàm lượng ban đầu.
5.2. Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài xin có một số kiến nghị như sau: - Kiến nghị với các cấp, các ngành cần có sự quan tâm, đầu tư, tạo mọi điều kiện cho quá trình khắc phục và xử lý ơ nhiễm; có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với những diện tích đất sau khai thác khống sản, có biện pháp tun truyền phù hợp cho người dân về những tác hại của ô nhiễm mơi trường, từ đó có thể tránh được những hậu quả xấu do ô nhiễm gây ra.
- Kiến nghị các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động khai thác khống sản gây ơ nhiễm mơi trường có trách nhiệm hoàn thổ, hoàn trả mặt bằng cho người dân, thực hiện những biện pháp phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường đất.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu với thời gian lâu hơn và được thí nghiệm ở nhiều loại thực vật để có những đánh giá chính xác, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho các loại cây có khả năng cải tạo đất bị ô nhiễm KLN của khu vực bãi thải khai thác khoáng sản tại Hà Thượng, Trại Cau, Làng Hích nói riêng và các vùng khai thác khống sản nói chung.
- Khuyến khích người dân cải tạo đất ô nhiễm KLN bằng các loại thực vật -biện pháp cải tạo thân thiện với mơi trường, ít chi phí và có hiệu quả tốt.
- Cần có các nghiên cứu tiếp theo trong việc sử dụng và xử lý cây thí nghiệm sau khi trồng để cải tạo đất ơ nhiễm sau khai thác khống sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Báo cáo số 1017/STNMT-KS ngày 19/6/2007. V/v đánh giá hiệu quả việc khai thác chế biến TNKS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân (2000), Đất và mơi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Đặng Đình Kim (2007), đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khống sản", thuộc Chương trình KH - CN trọng điểm cấp nhà nước về tài nguyên, môi trường và thiên tai - KC 08.04/06-10, Viện Công nghệ môi trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, ĐH Quốc gia Hà Nội.
4. Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Đặng, Trần Thị Phả (2009), Giáo trình hóa học đất, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội 2009.
5. Đặng Xuyến Như (2004), Nghiên cứu xác định một số giải pháp sinh học (thực vật và vi sinh vật) để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải ở Thái Nguyên, Đề tài cấp Bộ năm 2003 - 2004.
6. Trịnh Thị Thanh (2002), Độc học môi trường và sức khỏe con người, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
7. Trần Văn Tựa, Nguyễn Đức Thọ, Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Trung Kiên, Đặng Đình Kim (2007) “ Sử dụng cây cỏ Vetiver trong sử lý nước thải chứa Cr và Ni theo phương pháp vùng rễ” Tạp chí khoa học và cơng nghệ, Viện Khoa
học và công nghệ Việt Nam
8. Viện Công nghệ môi trường (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả Khoa học công nghệ đề tài KC 08.04/06-10: Nguyên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoảng sản. Chủ nhiệm đề tài: GS. TS. Đặng Đình Kim.
II. Tiếng anh
9. ANZ (1992), Australian and New Zealand Guidelines for the Assessment and Management of Contaminated Sites, Australian and New Zealand Ennvironment and Conservation Council, and National Health and Medical Research Council, January 1992.
10. Channey R. et al. (1997), "Phytoremediation of soil metals", Current Opinion in Biotechnology 1997
11. Cunningham et al (1995), Phytoremediation of contaminated soils. Treds Biotechnol.
12. Henry J.R (2000), “In Overview of Phytoremediation of Lead and Mercury”, NNEMS Report, Washington, D.C., pp. 3-9.
13. Lombi E., F. J. Zhao, S. J. dunham and S. P. McGrath (2001), "Phytoremediation of Heavy Metal - Contaminated Soil", Journal of Environmental Quality, 30, pp. 1919-1926.
14. Marcs Jopony and Felix Tongkul (2002), “Heavy Metal Hyperaccumulating Plan in Malasia and Their Potential Appplications”, The First ASEM Conference on Bioremediation, September 2002, Ha Noi - Viet Nam, pp 24 - 27.
15. Neil Willey (2007), Phytoremediation: methods and reviews, Humana Press, Totowa, New Jersay
16. Raskin & Ensley (2000), Phytoremediation of Toxic Metals: Using Plants to Clean Up the Environment. Jon Wiley & Sons, Inc., New York.
17. Salt et al (1995), Phytoremediation, Annu Rev Plant Physiol Plant, Mol Biol, pp 643 - 668.