KINH NGHIỆM TỪ PHÁP

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tài chính tiền tệ kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu quả đầu tư công (Trang 34)

Thơng qua những cơng cụ hiệu quả để hợp tác trên khắp quốc gia và địa

phương của chính phủ

Sử dụng các thỏa thuận hợp đồng giữa các cấp của chính phủ: Những bản hợp đồng kế hoạch giữa nhà nước-khu vực, đã đi vào hoạt động từ năm 1982 và là công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển chính sách về quy hoạch, quản lí và phối hợp của khu vực. Chúng được đặc trưng bởi sự bao phủ rộng và tính chất liên ngành, với cách tiến hành trên một lãnh thổ là áp dụng trên các lĩnh vực chính sách đa dạng bao gồm cả đầu tư, cơng nghiệp, vấn đề môi trường và nông thôn. Các đồng

Tiểu luận Kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu quả đầu tư công

quyết định và đồng tài trợ của các can thiệp được xem như một chìa khóa quan trọng để phối hợp cơ chế. Từ 2007, những bản hợp đồng kế hoạch nhà nước-khu vực có thời hạn như các chương trình hoạt động của EU, được dựa trên phân tích lãnh thổ chung và tích hợp hệ thống để theo dõi.

Phối hợp theo chiều ngang giữa các chính phủ địa phương để đầu tư ở

quy mơ thích đáng

Các kế hoạch về chiến lược lãnh thổ gọi tắt là SCOT thiết lập các định hướng của việc tổ chức một nhóm cộng đồng lân cận trong thời hạn 10 năm. Kế hoạch thành phố (kế hoạch địa phương d’urbanisme-PLU), quy hoạch giao thông đô thị tại địa phương và kế hoạch nhà ở phải phù hợp với SCOT để được thực thi một cách hợp lệ.

Huy động khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính đa dạng hóa các

nguồn tài trợ và tăng cường năng lực địa phương

L’Agence France Locale đã được tạo ra trong tháng 12 năm 2013 như là kết quả của một điều luật ngân hàng vào ngày 26 tháng 7 năm 2013. L’Agence France Locale là 100% thuộc sở hữu của các cơ quan chức năng địa phương Pháp. Nhiệm vụ vụ của nó là để tăng nguồn chi phí hiệu quả trong thị trường vốn bằng cách tổng hợp các nhu cầu kinh phí của tất cả các chính quyền địa phương thành viên. Nó nhằm mục đích cung cấp cho chính quyền địa phương Pháp những nguồn tài trợ khác: mục tiêu thị phần là 25%. Nó sẽ cho vay tối đa 50% nhu cầu vay hằng năm của các thành viên (hoặc 100% nếu số tiền được yêu cầu duowiss 1 triệu EUR). Đây là một mơ hình tốt được cơng nhận, đã được chứng minh là thành công trên nhiều nước Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy), tại Hà Lan và nó đang dần nổi lên trong Vương quốc Anh (tạo ra một cơ quan Bond Municipal) avf New Zealand.

Xây dựng năng lực địa phương trong việc kiểm tra, điểm chuẩn và chẩn đoán chiến lược cho các quỹ của EU

Khi áp dụng cho các quỹ cơ cấu, Pháp chuẩn bị tài liệu về chiến lược phát triển của mình và chuyển tiếp cho hội đồng liên minh châu Âu (EU). Brussels thường cho rằng những giấy tờ ấy thiếu sự gắn kết và sáng suốt. Khi áp dụng cho các quỹ cơ cấu, vùng của Pháp chuẩn bị tài liệu về chiến lược phát triển của mình, và chuyển tiếp này để Ủy ban Châu Âu. Brussels thường được coi là giấy tờ đó thiếu sự gắn kết và phân tích chính sách có thể được thêm mạnh mẽ. Vì vậy, trong năm 2007, Chính phủ Pháp quyết định tạo ra một hướng dẫn mà sẽ giúp các khu vực đánh giá điểm mạnh; điểm yếu của họ và cũng sẽ cải thiện quá trình đưa ra quyết định. Các hướng dẫn được hoàn thành vào tháng 11 năm 2007 sau khi đưa ra thảo luận và tham khảo ý kiến với một số khu vực thí điểm; sau đó sẽ được chuyển đến tất cả các khu vực. Các hướng dẫn cung cấp một cái nhìn tổng quan của những yếu tố chính quyết định sự phát triển khu vực trong nền kinh tế hiện đại. Nó mơ tả các thành phần tổng thể của sự đổi mới hệ thống và chỉ ra một số chỉ tiêu trong khu vực để tính tốn cũng như các tiêu chuẩn để xem xét. Nó cung cấp phương pháp luận quan trọng để thiết lập một chiến lược khu vực dựa trên những chẩn đoán. Ưu tiên được lựa chọn theo một số tiêu chí. Các chương trình được giám sát thông qua việc sử dụng các chỉ số và tài liệu tham khảo phù hợp.

CGET cũng phát triển một hướng dẫn thực hành và làm việc với các khu vực để phát triển chiến lược đổi mới khu vực cho rằng chiến lược khu vực hiện có quá tương đồng và không phù hợp. CGET cũng chịu trách nhiệm điều phối các thỏa thuận hợp tác trong đó xác định các ưu tiên chung ở cấp quốc gia đối với việc sử dụng các quỹ cơ cấu.

CGET hiện cũng đang phát triển một công cụ mới được chia sẻ trên khắp nhà nước và khu vực để theo dõi các hợp đồng kế hoạch và quỹ cơ cấu.

Tiểu luận Kinh nghiệm của nước ngồi về nâng cao hiệu quả đầu tư cơng

Phấn đấu cho chất lượng và sự nhất quán trong hệ thống quy định các

cấp của chính phủ

Pháp khởi xướng một cách đơn giản hóa hành chính và giảm gánh nặng về quản lý. Thơng tư từ Thủ tướng chính phủ ngày 17 tháng 7 năm 2013 đã đưa ra “đóng băng” các tiêu chuẩn quy định áp dụng cho các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và quần chúng (cá nhân, hiệp hội).

Hơn nữa, cộng đồng có liên quan chặt chẽ với việc đơn giản hóa các văn bản áp dụng chung dưới sự bảo trợ của bộ trưởng Nhà nước về cải cách và đơn giản hóa. Mục tiêu để giảm chi phí rịng hằng năm của các tiêu chuẩn cho chính quyền địa phương đến con số 0 trong năm 2017.

VI. KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN

Trước năm 1970, hoạt đồng đầu tư công của Nhật Bản ở trong tình trạng “ảm đạm”. Tuy nhiên, kể từ sau năm 1970, tình hình đầu tư cơng ở Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể. Tổng mức đầu tư cơng đã tăng từ 5,9 nghìn tỷ n (chiếm 7,9% GDP) vào năm 1970 lên 27,9 nghìn tỷ Yên (chiếm 11,3% GDP) vào năm 1980. Đây là minh chứng sinh động cho chính sách tài khóa mở rộng của Chính phủ Nhật Bản áp dụng trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, đến năm 1982, tăng trưởng đầu tư công của nước này lại chậm lại, thậm chí cịn ở mức âm. Đến năm 1993, đầu tư công mới tăng trở lại đạt mức 51,1 nghìn tỷ n (chiếm 10,6% GDP). Kết quả này có được là do Nhật Bản: (i) Cam kết tăng nhu cầu trong nước nhằm hạn chế thặng dư thương mại với Mỹ; (ii) Chủ động triển khai thực hiện kế hoạch về đầu tư cơng. Năm 1995, lượng vốn đầu tư có xu hướng giảm dần do áp lực thâm hụt ngân sách.

Trên thực tế, đến năm 2003, mức đầu tư công đã lùi về mức tuyệt đối của năm 2008 (31,6 nghìn tỷ Yên) và chỉ bằng 6,3% GDP - tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 1970.

Xét theo ngành/lĩnh vực, đầu tư công ở Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực an sinh xã hội (chiếm từ 40 - 50% tổng mức đầu tư công), tiếp đến là ngành công nghiệp, đầu tư cơng chiếm khoảng 20%. Trong khi đó, đầu tư cơng trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp và bảo tồn đất đai có tỷ trọng tương đối thấp, trung bình khoảng 10% lĩnh vực mỗi năm. Từ thực tế này cho thấy, việc phân bổ ngân sách giữa các bộ chưa thực sự linh hoạt.

Xét theo khu vực, giai đoạn từ 1970 - 1985, đầu tư công cho khu vực nông thôn được phân bổ nhiều hơn so với khu vực thành thị. Theo đó, tỷ trọng đầu tư cơng cho khu vực nông thôn thay đổi theo xu hướng tăng trong giai đoạn 1975-1979 và duy trì tương đối ổn định đến hết năm 1985.

Từ năm 1986, tỷ trọng đầu tư công vào khu vực nông thôn bắt đầu giảm liên tục cho đến hết năm 1991. Đáng chú ý là mức đầu tư cơng cho khu vực nơng thơn vào năm 1991 cịn thấp hơn so với nửa đầu thập niên 1980. Giai đoạn sau, tỷ trọng đầu tư công vào khu vực nơng thơn đã tăng dần trở lại và duy trì ổn định dao động quanh mức 35% kể từ năm 1999.

Những diễn biến trên của đầu tư công ở Nhật Bản xuất phát từ bối cảnh kinh tế nói chung và những điều chỉnh khn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư cơng nói riêng. Trước năm 1973, Luật Tài chính cơng của Nhật Bản quy định chi ngân sách phải được bù đắp bởi thu ngân sách và Chính phủ Nhật Bản khơng cho phép đi vay để bù đắp vào chi ngân sách.

Tuy nhiên, Luật này cho phép Chính phủ Nhật Bản phát hành trái phiếu chính phủ hoặc đi vay để thực hiện các hoạt động đầu tư công. Như vậy, hoạt động đầu tư công được phân biệt rõ ràng với hoạt động chi tiêu của Chính phủ Nhật Bản.

Trong những năm 1973-1975, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới, Nhật Bản buộc phải phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đến năm 1990, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu xóa bỏ

Tiểu luận Kinh nghiệm của nước ngồi về nâng cao hiệu quả đầu tư công

sự phụ thuộc của ngân sách vào trái phiếu. Mục tiêu này được thực hiện một phần do thu ngân sách tăng cao vào năm 1984.

Đến năm 1994, Nhật Bản đã buộc phải quay trở lại với việc phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp cho ngân sách nhà nước, do kinh tế tăng trưởng chậm, thậm chí là suy thối. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc chỉ phát hành trái phiếu chính phủ cho đầu tư cơng đề ra từ những thập kỷ trước. Do nguồn lực huy động từ trái phiếu chính phủ là hữu hạn, việc phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách cũng làm giảm nguồn lực có thể huy động phục vụ cho hoạt động đầu tư cơng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến xu hướng giảm đầu tư công ở Nhật Bản trong những năm gần đây.

Nhằm tăng hiệu quả đầu tư công và giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước, từ giữa năm 2010, Chính phủ Nhật Bản quyết định thực hiện chiến lược quản lý tài khóa, trong đó đề ra các mục tiêu củng cố tình hình tài khóa chặt chẽ. Để hồn thành mục tiêu đặt ra, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ ngân sách trung ương và địa phương. Kết quả là đến năm 2015, tổng thâm hụt ngân sách của Chính phủ ở cấp Trung ương và địa phương được cắt giảm một nửa so với năm 2010 và dự kiến chuyển sang thặng dư ngân sách vào năm 2020.

Bên cạnh đó, chiến lược này cũng đề ra tỷ lệ dư nợ đến năm 2021 cũng phải giảm so với GDP. Đây chính là định hướng lớn nhằm tạo sự chuyển biến lớn cho hoạt động đầu tư công ở nước này, tạo thêm lợi ích kinh tế trong dài hạn. Mặt khác, các cơ quan chức năng Nhật Bản hiện sử dụng nhiều phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tư công.

Về nguyên tắc, việc kết hợp kết quả theo các phương pháp khác nhau đối với cùng một cơng trình là khả thi. Tuy nhiên, việc so sánh kết quả thẩm định các dự án

được cho là có tác động tương tự - sử dụng các phương pháp thẩm định khác nhau - là rất khó khăn do các cơng trình này khơng giống nhau.

Ngồi ra, các cơ quan chức năng Nhật Bản đã công khai phương pháp thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Chẳng hạn, đối với các dự án đường bộ/đường nội đô, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Nhật Bản trước đây đã thực hiện các phương pháp thẩm định khác nhau và không công bố chi tiết về các phương pháp.

Mặc dù vậy, do quy trình này bị chỉ trích về tính minh bạch và các dự án hồn thành không mang lại kết quả như mong đợi, nên từ năm 1998, Nhật Bản đã phải chuẩn hóa và cơng khai hóa quy trình và phương pháp thẩm định, với việc ban hành “Hướng dẫn thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng” và “Hướng dẫn chi tiết việc thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư công trong lĩnh vực đường bộ và đường nội đơ”. Theo đó, phương pháp thẩm định dự án đầu tư cơng cũng được ban hành thống nhất. Điều này giúp bảo đảm lựa chọn được các dự án tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công hạn chế và các dự án hạ tầng thường có quy mơ lớn.

Tiểu luận Kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu quả đầu tư cơng

CHƯƠNG 3: ĐẦU TƯ CƠNG Ở VIỆT NAMI. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠNG Ở VIỆT NAM

1. Quy mơ đầu tư công

Việt Nam được coi là một trong những nước có tỷ lệ đầu tư/GDP cao nhất trên thế giới và đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư, cao hơn hẳn FDI và đầu tư tư nhân. Thật vậy, từ năm 1995 đến nay, tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư luôn luôn ở mức trên 38 %. Do đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nên bất kỳ sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng đầu tư công đều ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tổng mức đầu tư. Tuy vậy, từ mức đỉnh điểm 59,8% năm 2001, tỷ trọng đầu tư công đã đi theo xu hướng giảm dần cho đến năm 2008 và đứng ở mức 38,0 % trong năm 2015.

Từ bảng dưới đây có thể thấy trong những năm gần đây, tỷ trọng đầu tư của kinh tế nhà nước đã giảm đáng kể, từ mức hơn 50% trong tổng đầu tư giai đoạn 2001 – 2005, xuống còn khoảng 39% giai đoạn 2006 – 2011; giai đoạn 2012 – 2014, tỷ trọng đầu tư kinh tế nhà nước đã phần nào ổn định hơn (khoảng 40%). Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, vào năm 2015, đầu tư công giảm mạnh so với những năm trước đó.

Cần lưu ý rằng tỷ trọng đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư trong toàn xã hội giảm không phải là do nhà nước hạn chế đầu tư mà chủ yếu là do sự phát triển của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi khu vực này được cởi trói nhờ Luật Doanh nghiệp năm 2000, do sự tăng trưởng của khu vực đầu tư nước ngoài khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, và do q trình cổ phần hóa một bộ phận khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Bảng 1. Vốn đầu tư trong toàn xã hội Năm Tổng số vốn đầu tư (Tỷ đồng) Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực FDI

Cơ cấu trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%)

2000 151.183,0 59,1 22,9 18,0 2001 170.496,0 59,8 22,6 17,6 2002 200.145,0 57,3 25,3 17,4 2003 239.246,0 52,9 31,1 16,0 2004 290.927,0 48,1 37,7 14,2 2005 343.135,0 47,1 38,0 14,9 2006 404.712,0 45,7 38,1 16,2 2007 532.093,0 37,2 38,5 24,3 2008 616.735,0 33,9 35,2 30,9 2009 708.826,0 40,5 33,9 25,6 2010 830.278,0 38,1 36,1 25,8 2011 924.495,0 37,0 38,5 24,5 2012 1.010.114,0 40,3 38,1 21,6 2013 1.094.542,0 40,4 37,7 21,9 2014 1.220.704,0 39,9 38,4 21,7 Sơ bộ 2015 1.367.205,0 38,0 38,7 23,3

Tiểu luận Kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu quả đầu tư công

2. Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tư công bao gồm 5 nguồn chủ yếu sau:

Vốn từ nguồn thu trong nước

Vốn này được nhà nước phân cho các bộ ngành và địa phương. Vốn đầu tư này hướng đến đầu tư khơng hồn lại cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ mơi trường mà khơng có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi rất chậm, cũng như các khoản đầu tư duy tu bảo dưỡng các cơng

trình cơng cộng. Đối với một số dự án có thể tạo được nguồn thu khi đi vào hoạt động nhưng khơng có khả năng hồn trả đầy đủ vốn đầu tư, thì nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước chỉ đóng vai trị hỗ trợ một phần cho đầu tư.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tài chính tiền tệ kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu quả đầu tư công (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)