Tính hiệu quả

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tài chính tiền tệ kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu quả đầu tư công (Trang 53 - 58)

II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG

1. Tính hiệu quả

Về hiệu quả đầu tư,người ta thường nói đến hai loại hiệu quả: hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả kinh tế (hay hiệu quả kinh doanh)

Để tính tốn, định lượng được hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư cơng là một việc khơng dễ, vì nó liên quan, ảnh hưởng và tác động đến rất nhiều mặt đời sống xã hội. Chẳng hạn, Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận là nước thành công trong đầu tư giảm đói nghè. Tuy nhiên chúng ta lại có khơng ít dự án đầu tư cơng lãng phí, khơng hiệu quả như đầu tư xây dựng nhiều chợ,bến cảng để rồi gần như bỏ không. Hay xét về hiệu quả xã hội, vẫn còn mất cân đối khá lớn trong phân bố và sử dụng lao động giữa các thành phần kinh tế và trong nội bộ khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Cụ thể là: Khu vực Kinh tế nhà nước đóng góp 34% GDP, khoảng gần 1/3 tổng đầu tư xã họi, hơn 20% giá trị sản xuất công nghiệp, nhưng chỉ sử dụng 9% số

lượng lao động; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đóng góp gần 19% GDP, 35% tổng số vốn đầu tư xã hội nhưng chỉ sử dụng chưa đầy 4% lao động; Khu vực ngồi nhà nước đóng góp 47% GDp, 32% tổng vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp và sử dụng đến 87% lao động xã hội; trong đó tư nhân trong nước đóng góp khoảng 10% GDP, 24% giá trị sản xuất công nghiệp và sử dụng khoảng 7% lao động xã hội.

Do vậy, một cảm nhận chung là hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư cơng ở Việt Nam là thấp.

Cịn riêng hiệu quả kinh tế, thực tiễn cũng như tính tốn cho thấy đầu tư cơng ở Việt Nam kém hiệu quả. Có thể nói, về mặt kinh tế, hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế đã thấp, đầu công lại càng thấp hơn. Những năm từ 2001 - 2005, hệ số hiệu quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ICOR là dưới 5 lần và năm 2007 lên 5,17 lần. Hệ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước, trong đó có đầu tư cơng và đầu tư của DNNN năm 2007 là 8,1 lần, cao hơn nhiều so với con số 3,7 lần của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.

Chỉ số ICOR của Việt Nam đã giảm đi đáng kể trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, trong đó hệ số này tại thời điểm năm 2015 chỉ còn hơn 3.5, tương đương với việc bỏ ra thêm 3.5 đồng đầu tư để thu về thêm 1 đồng sản lượng.

Biểu đồ 4. ICOR của Việt Nam 2000 -2015

4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5

Tiểu luận Kinh nghiệm của nước ngồi về nâng cao hiệu quả đầu tư cơng

Hệ số ICOR của Việt Nam cao có phần vì đầu tư cơng cho kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội lớn, tác động đến tăng trưởng GDP có độ trễ. Có ý kiến cho rằng hệ số ICOR của Việt Nam cao là điều khơng tránh khỏi vì Việt Nam là nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, nên để phát triển nhanh, phải đầu tư nhiều vào các cơng trình kết cấu hạ tầng. Lập luận này thiếu thuyết phục vì các nước trong khu vực ở thời kỳ đầu cơng nghiệp hố cũng có điểm xuất phát thấp và nhu cầu lớn về đầu tư cho các cơng trình kết cấu hạ tầng như Việt Nam hiện nay, nhưng hiệu quả đầu tư của họ cao hơn hẳn.

Chẳng hạn, Hàn Quốc tăng trưởng 7,9% từ năm 1961-1980, mà chỉ cần đầu tư 23,3% GDP, hệ số ICOR 3 lần; các con số tương tự của Malaysia là 7,2% từ 1981- 1995, 32,9% GDP, 4,6 lần; của Thái Lan là 8,1% từ 1981-1995, 33,3% GDP, 4,1 lần và của Trung Quốc là 9,7% từ 2001-2006, 38,8% GDP, 4 lần.

Biểu đồ 5. Trung bình chỉ số ICOR của một số quốc gia Châu Á, 2011 -20150 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 3.21 5.97 6.29 4.88 2.76 3.6 16.7 4.57

Nguồn: Tính tốn của nhóm dựa trên IMF (2016)

Tuy vậy, so sánh với các nước trong khu vực, chỉ số ICOR của Việt Nam tính trung bình trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015 chỉ tương đương với Malaysia, cao hơn Myanmar, Philippines và đặc biệt là cao hơn so với Campuchia. Nếu theo số

liệu này, trung bình trong giai đoạn 5 năm từ 2011 - 2015, Việt Nam cần đầu tư thêm 4.57 đồng để thu về thêm 1 đồng sản lượng thì Campuchia chỉ cần đầu tư 3.21 đồng, thấp hơn gần 30%.

Về các thành tựu khác trong cùng giai đoạn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam đạt 5.9%, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu Quốc hội đưa ra (2011), tuy nhiên tương đối cao so với mức trung của các nước đang phát triển và mới nổi. Thặng dư tài khoản vãng lai lần đầu tiên so với 3 giai đoạn liền trước đạt mức trung bình 3.25% GDP/năm.

Tiểu luận Kinh nghiệm của nước ngồi về nâng cao hiệu quả đầu tư cơng

Chính sách tiền tệ đã có phần ổn định hơn so với giai đoạn liền trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như tốc độ tăng cung tiền đã giảm mạnh so với 15 năm trước đó. Trong khi đó, lạm phát cả giai đoạn cũng đã giảm xuống ở mức 8.13%/năm.

Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, chính sách tài khóa của nước ta gặp khá nhiều khó khăn, bất cập trong giai đoạn này. Bội chi ngân sách trung bình cả giai đoạn ước tính tăng mạnh lên 5.95% GDP, cơ cấu thu chi thường xuyên cũng tăng rất nhanh thêm 14.55% so với giai đoạn trước. Đáng chu ý là nợ rịng của Chính

Phủ vẫn tăng đều đặn và liên tục từ 26.8% năm 2000 lên 61.22% GDP vào cuối năm 2015.

Đối với cơ cấu đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015, đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đạt trên 40%, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đó (20.8% cho giai đoạn 2005 - 2010 theo ước tính của nhóm tác giả), trong bối cảnh các yếu tố vốn và lao động có sự suy giảm nhẹ.

Tuy nhiên, đóng góp của TFP giảm nhẹ trong năm 2015, dấu hiệu của chu kỳ suy giảm năng suất.

Biểu đồ 6. Cơ cấu đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015

Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư. Phần đóng góp vào tăng trưởng GDP của tăng đầu tư chiếm trên 55%, tăng lao động chiếm 20%, còn lại các yếu tố tăng năng suất (năng suất lao động, đổi mới công nghệ... chiếm dưới 25%), trong khi con số tăng năng suất ở các nước trong khu vực khoảng 40%. Điều đó nói lên vì sao để tạo được một đơn vị tăng trưởng GDP, Việt Nam lại cần phải đầu tư nhiều hơn so với các nước trong khu vực. Một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng số lượng, thì chất lượng tăng trưởng sẽ thấp và phát triển kém bền vững.

Theo đánh giá chung và khá đồng thuận, là hiệu quả kinh doanh của các DNNN thấp, và thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp của tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tài chính tiền tệ kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu quả đầu tư công (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)