Cơ cấu chi tiêu ngân sách của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tài chính tiền tệ kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu quả đầu tư công (Trang 48 - 54)

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Bộ Tài Chính

3. Phân theo ngành và lĩnh vực

Xét theo lĩnh vực, đầu tư cơng có thể được chia thành ba nhóm hoạt động

chính, cụ thể là các hoạt động kinh tế, xã hội và hành chính. Các hoạt động kinh tế bao gồm các hoạt động liên quan đến kinh tế như các hoạt động sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, các dịch vụ lưu trú và ăn uống, bất động sản, tài chính, ngân

Tiểu luận Kinh nghiệm của nước ngồi về nâng cao hiệu quả đầu tư cơng

hàng và bảo hiểm. Các hoạt động xã hội bao gồm các hoạt động liên quan đến con người như các hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, sức khỏe con người và công tác xã hội, nghệ thuật và giải trí. Các hoạt động hành chính là các hoạt động của Chính phủ như quản trị cơng, quốc phịng, an ninh bắt buộc. Trong gần hai thập kỷ, các hoạt động kinh tế chiếm khoảng 80% tổng đầu tư công, gấp tám lần so với các hoạt động xã hội (xem Bảng 3), và đã từng lên đến 82,7% vào năm 2002. Trong khi đó, lĩnh vực xã hội, có liên quan trực tiếp đến việc phát triển con người thì lại chỉ chiếm một phần khá nhỏ. tỷ trọng của các hoạt động xã hội đã giảm từ 16,4% trong giai đoạn 2001-2005 xuống 12,2% trong thời kỳ 2011-2013. Xu hướng đi xuống này cho thấy chính sách chi tiêu của Chính phủ đang tập trung chủ yếu vào các hoạt động kinh tế, trong khi đó lại giới hạn chi tiêu cho các hoạt động xã hội.

Bảng 3. Cơ cấu đầu tư công theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1995 -2013)

Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Đây có thể nói là xu hướng đi ngược lại với quy luật tự nhiên bởi cùng với sự gia tăng của mức sống thì những vấn đề về phúc lợi xã hội càng cần phải được đề cao và đồng thời thì nền khoa học xã hội phát triển thì càng địi hỏi đầu tư nhiều hơn vào nguồn lực con người.

Tiếp theo thì có thể thấy tỷ trọng đầu tư ở lĩnh vực quản lí nhà nước lại có xu hướng gia tăng. Năm 2000 chiếm 5,2 % và gia tăng lên 7,7% vào năm 2009. Giai đoạn 2011 – 2013, tăng mạnh lên đến 11,6 %. Xu hướng này hoàn toàn đi ngược lại với chủ trương tiết kiệm chi tiêu hành chính đã được ban hành. Và ở trên các diễn đàn Quốc hội, rất nhiều lần vấn đề sắm sửa trang thiết bị và xây dựng trụ sở vượt quá tiêu chuẩn được nêu lên. Có thể nói đây chính là cơ hội cho những kẻ có tư tưởng tham nhũng.

Ngồi ra, cũng có những khác biệt lớn trong phân bổ đầu tư cơng theo ngành. Ngành có tỷ trọng đầu tư cơng cao nhất là vận tải, kho bãi và công nghiệp chế biến chế tạo, trong khi ngành có tỷ trọng đầu tư cơng thấp nhất là ngành hoạt động dịch vụ hỗ trợ và hành chính.

Bảng 4. Vốn đầu tư nhà nước cho các ngành

2009 2011 2013 2014 Sơ bộ

2015

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 6,23 5,97 5,81 5,03 5,20

Khai khoáng 8,41 7,33 6,23 5,29 5,54

Công nghiệp chế biến, chế tạo 16,90 20,08 23,97 26,36 26,10

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hồ khơng khí 9,47 8,13 6,03 6,29 7,10

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý

rác thải, nước thải 2,60 2,51 1,98 1,94 2,02

Xây dựng 3,69 4,74 5,47 7,79 8,30

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe

Tiểu luận Kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu quả đầu tư công

Vận tải, kho bãi 12,01 11,30 10,68 13,48 14,20

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2,10 2,25 2,62 1,75 1,53

Thông tin và truyền thông 3,64 3,41 2,85 1,97 1,70

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1,39 2,05 2,33 1,47 1,34

Hoạt động kinh doanh bất động sản 4,69 4,94 7,01 4,66 4,45

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ 1,13 1,25 1,67 2,04 2,33

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 3,35 3,14 1,93 1,05 0,90

Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

3,01 3,11 2,89 3,79 3,53

Giáo dục và đào tạo 2,84 2,94 2,48 3,42 3,65

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1,45 1,65 2,23 2,23 2,45

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1,50 1,58 1,45 1,24 1,40

Hoạt động khác 10,93 8,07 4,82 3,96 3,22

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Từ năm 2009 – 2015, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ, nhóm các hoạt động khác giảm mạnh, thay vào đó nhường chỗ cho đầu tư xây dựng phát triển. Các ngành hoạt động khác dao động ở mức ổn định.

Việc Chính phủ đã và đang có ý định đầu tư một cách ưu tiên cho những ngành như đóng tàu thủy, khai thác khống sản (than, bơ xít), xây dựng đường sắt cao tốc (chỉ để chởkhách chứ khơng vận chuyển hàng hóa) lại gây ra hậu quả khơng tốt về kinh tếvà tâm lý xã hội. Có vẻ như nguyên tắc "Nhà nước đầu tư vào các ngành có

khả năng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa và dẫn dắt sự phát triển trong tương lai" dường như đã khơng được thực thi trong chính sách đầu tư

cơng trong thời gian vừa qua.

4. Phân bổ vốn đầu tư công theo địa phương

Vốn đầu tư được phân bổ theo hai cấp ngân sách: trung ương và các tỉnh. Tỷ lệ đầu tư cho hai cấp vào khoảng 60%:40% trong năm 2002, sau đó vốn cho cấp trung ương giảm xuống tới mức 50% và không thay đổi bao nhiêu trong thời gian từnăm 2002 cho đến 2010. Từ giai đoạn 2011 – 2014, cấp Địa phương bắt đầu chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, năm 2015. cấp Trung ương đang có dấu hiệu hồi phục trở lại.

Biểu đồ 3. Phân bổ vốn đầu tư theo trung ương và địa phương (%)

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Địa phương Trung ương Nguồn: Tổng cục thống kê

Mặc dù trong chiến lược phát triển dài hạn có định hướng phát triển vùng và các vùng kinh tế lớn đều có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, nhưng trên thực tế đã không sử dụng trực tiếp công cụ đầu tư công để thúc đẩy sự phát triển

Tiểu luận Kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu quả đầu tư công

vùng theo những định hướng đã vạch ra. Thậm chí ngay cảviệc thống kê vốn đầu tư đã thực hiện theo vùng cũng khơng làm được vì các dựán khơng có số liệu tính theo địa giới vùng.

Chính vì vậy mà có sự đầu tư chồng chéo, trùng lặp ở một số vùng vốn có điều kiện phát triển thuận lợi, trong khi ởmột số vùng khác có điều kiện khó khăn thì lại ít được đầu tư. Tình trạng tỉnh nào cũng cố gắng đầu tư đểcó khu cơng nghiệp, cảng biển, khu đô thị, khu kinh tếmở, v.v. diễn ra trong những năm gần đây phản ảnh, một mặt, tính tích cực chủ động của địa phương trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác, lại là biểu hiện của việc thiếu chiến lược đầu tư hợp lý theo vùng và sự phát triển có tính cục bộ địa phương.

II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠNG

1. Tính hiệu quả

Về hiệu quả đầu tư,người ta thường nói đến hai loại hiệu quả: hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả kinh tế (hay hiệu quả kinh doanh)

Để tính tốn, định lượng được hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư cơng là một việc khơng dễ, vì nó liên quan, ảnh hưởng và tác động đến rất nhiều mặt đời sống xã hội. Chẳng hạn, Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận là nước thành công trong đầu tư giảm đói nghè. Tuy nhiên chúng ta lại có khơng ít dự án đầu tư cơng lãng phí, khơng hiệu quả như đầu tư xây dựng nhiều chợ,bến cảng để rồi gần như bỏ không. Hay xét về hiệu quả xã hội, vẫn còn mất cân đối khá lớn trong phân bố và sử dụng lao động giữa các thành phần kinh tế và trong nội bộ khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Cụ thể là: Khu vực Kinh tế nhà nước đóng góp 34% GDP, khoảng gần 1/3 tổng đầu tư xã họi, hơn 20% giá trị sản xuất công nghiệp, nhưng chỉ sử dụng 9% số

lượng lao động; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đóng góp gần 19% GDP, 35% tổng số vốn đầu tư xã hội nhưng chỉ sử dụng chưa đầy 4% lao động; Khu vực ngồi nhà nước đóng góp 47% GDp, 32% tổng vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp và sử dụng đến 87% lao động xã hội; trong đó tư nhân trong nước đóng góp khoảng 10% GDP, 24% giá trị sản xuất công nghiệp và sử dụng khoảng 7% lao động xã hội.

Do vậy, một cảm nhận chung là hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư công ở Việt Nam là thấp.

Còn riêng hiệu quả kinh tế, thực tiễn cũng như tính tốn cho thấy đầu tư cơng ở Việt Nam kém hiệu quả. Có thể nói, về mặt kinh tế, hiệu quả đầu tư của toàn bộ nền kinh tế đã thấp, đầu công lại càng thấp hơn. Những năm từ 2001 - 2005, hệ số hiệu quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ICOR là dưới 5 lần và năm 2007 lên 5,17 lần. Hệ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước, trong đó có đầu tư cơng và đầu tư của DNNN năm 2007 là 8,1 lần, cao hơn nhiều so với con số 3,7 lần của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.

Chỉ số ICOR của Việt Nam đã giảm đi đáng kể trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, trong đó hệ số này tại thời điểm năm 2015 chỉ còn hơn 3.5, tương đương với việc bỏ ra thêm 3.5 đồng đầu tư để thu về thêm 1 đồng sản lượng.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tiểu luận tài chính tiền tệ kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu quả đầu tư công (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)