Các yếu tố ảnh hưởng đến trần nợ công

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích trần nợ công và phương pháp xây dựng trần nợ công, các nhân tố ảnh hưởng đến xác định trần nợ công (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM

1.Các yếu tố ảnh hưởng đến trần nợ công

Trong hội nghị tổng kết ngành tài chính vừa được tổ chức vào tháng một năm 2017 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc dành khơng ít thời gian để nhấn mạnh về vấn đề theo Thủ tướng là cần suy nghĩ.

 Khẳng định tỷ lệ nợ công tăng rất nhanh, Thủ tướng cho hay, nợ công trong 5 năm qua tăng trung bình gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng. Trong khi ấy, Thủ tướng nhận định, tốc độ tăng chi thường xuyên cao, dư địa chính sách tài khốn hạn hẹp, thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ.

 Hệ quả của những vấn đề trên theo Thủ tướng là để đầu tư phát triển, Chính phủ buộc phải đi vay và điều này tác động tới nợ công và thâm hụt ngân sách.

 Nợ công theo báo cáo sát trần nhưng nếu tính đầy đủ thì vượt trần cho phép

Kể từ năm 2001 đến nay, nợ cơng đã có xu hướng gia tăng nhanh. Bên cạnh đó, việc quản lý, phân bổ vốn vay thời gian qua chủ yếu được ưu tiên phân bổ cho các chương trình, dự án đầu tư cơng (khoảng 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2015), song chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) khu vực Nhà nước mặc dù đã giảm xuống của giai đoạn 2006-2010 nhưng vẫn rất cao so với chỉ số chung của nền kinh tế cho thấy hiệu quả thấp trong việc sử dụng nguồn vốn này. Hơn thế nữa, thực tế thời gian qua còn phát sinh rủi ro ở một số dự án dẫn đến Chính phủ phải trả nợ thay, chủ yếu tập trung vào một ngành như xi măng, giao thông, công nghiệp tàu thủy, thủy điện, giấy, nông-lâm-ngư nghiệp, chế biến chế tạo, thép, hóa chất..., trong đó có một số dự án lớn của Tổng cơng ty Cơng nghiệp Tàu thủy và Tổng công ty Giấy Việt Nam. Về nguồn tiền để trả nợ, trước hết là từ nguồn thu ngân sách nhà nước hằng năm. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, tổng thu ngân sách nhà nước tăng

sách nhà nước, thu nội địa có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tổng nguồn thu từ thuế và phí nhỏ hơn số chi thường xuyên làm suy giảm tính bền vững của nợ cơng và tạo rủi ro lớn cho ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, tuy có giảm về mức độ nhưng thu ngân sách nhà nước vẫn phụ thuộc đáng kể vào các khoản thu không bền vững như thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất, khẩu nhập khẩu và thu viện trợ. Điều này phản ánh những rủi ro tiềm ẩn đối với an toàn ngân sách khi nguồn tài nguyên thiên nhiên này là hữu hạn và đặc biệt trong bối cảnh giá dầu thế giới đang giảm mạnh.

Đối với các khoản nợ nước ngoài, do vay bằng ngoại tệ nên sẽ phải chi trả bằng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu ròng hay cán cân thương mại mang lại. Xét trên phương diện bảo đảm nhu cầu thanh toán nợ, dự trữ ngoại hối Việt Nam có thể nói là đáp ứng khá tốt các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam có thể phải đối mặt với một số khó khăn trong việc duy trì khả năng thanh khoản.

Một điểm đáng lưu ý nữa, đó là hiệu quả đầu tư cịn nhiều hạn chế, dẫn tới khó khăn về khả năng trả nợ. Hiện nay, hơn 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng, phần còn lại được đưa vào ngân sách nhà nước cho chi đầu tư (1,5%) và một phần chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết (0,4%). Nhìn chung, việc huy động vốn vay mới chỉ căn cứ vào nhu cầu, danh mục các chương trình, dự án đề xuất mà chưa đặt trong mối quan hệ với khả năng trả nợ, bảo đảm an toàn nợ. Ngoài ra, một số dự án sử dụng nguồn vốn vay trong nước được bảo lãnh nhưng hiệu quả chưa cao, giãn thời gian thực hiện phải cơ cấu lại nợ hoặc khơng trả được nợ khiến Chính phủ phải trả thay ngày càng tăng. Hiệu quả sử dụng ngân sách cịn thấp, điều này thể hiện rõ nhất thơng qua đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư. Hệ số ICOR của Việt Nam giảm từ 6,7% giai đoạn 2009 - 2010 xuống còn 5,33% giai đoạn 2011 - 2013 nhưng vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực và mức khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới đối với các nước đang phát triển. Hệ số ICOR khu vực kinh tế nhà nước luôn cao hơn khu vực tư nhân và của toàn bộ nền kinh tế, đồng nghĩa hiệu quả sử dụng vốn của khu vực kinh tế nhà nước thấp hơn đối với các khu vực còn lại.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích trần nợ công và phương pháp xây dựng trần nợ công, các nhân tố ảnh hưởng đến xác định trần nợ công (Trang 27 - 28)