Giải pháp xây dựng trần nợ công phù hợp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích trần nợ công và phương pháp xây dựng trần nợ công, các nhân tố ảnh hưởng đến xác định trần nợ công (Trang 28 - 35)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM

2.Giải pháp xây dựng trần nợ công phù hợp ở Việt Nam

Theo cách tiếp cận mới mà Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì các quốc gia có thể chế và chất lượng chính sách tốt sẽ có khả năng chống đỡ được mức nợ cao hơn so với mức ổn định nợ cơ bản. Theo đánh giá của WB, Việt Nam có chỉ số chất lượng thể chế và chính sách (CPIA) xếp loại tốt. So sánh các chỉ tiêu giá trị hiện tại nợ/GNI; giá trị hiện tại nợ/xuất khẩu; giá trị hiện tại nợ/thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ nợ/xuất khẩu; nghĩa vụ nợ/thu

ngân sách nhà nước vẫn nằm trong giới hạn theo tiêu chuẩn của IMF và WB. Cùng với đó, tình hình nợ cơng Việt Nam là nợ trong nước có tỷ trọng cao hơn nợ nước ngồi và có xu hướng ngày càng tăng

Đến năm 2030, trần nợ công là 60% GDP

Quốc hội mới đây đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm của quốc gia giai đoạn 2016-2010. Trong đó quy định rõ, nợ cơng hàng năm khơng q 65% GDP, nợ Chính phủ khơng q 54% GDP và nợ nước ngồi của quốc gia khơng q 50%. Trần nợ cơng từ 65% GDP sẽ rút xuống cịn 60% GDP vào năm 2030.

 Tỉ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 20 - 21% GDP, phấn đấu tổng thu ngân sách bằng khoảng 1,65 lần giai đoạn 2011 - 2015.

 Trong tổng thu ngân sách Nhà nước, tỉ trọng thu nội địa khoảng 84 - 85%, tỉ trọng thu dầu thô và thu xuất nhập khẩu khoảng 14 - 16%; tỉ trọng thu ngân sách Trung ương 60 - 65%. Sau năm 2020, tỉ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước so với GDP được duy trì ở mức ổn định, hợp lý.

 Tỉ lệ chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 24 - 25% GDP. Trong tổng chi ngân sách nhà nước, tỉ trọng chi đầu tư phát triển khoảng 25 - 26%; tỉ trọng chi thường xuyên dưới 64%; ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia. Sau năm 2020, quy mô chi xác định phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm an tồn nợ cơng.

 Song song với việc giữ vững an ninh tài chính quốc gia, mục tiêu là phải bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP, hướng tới cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước.

Không đưa nợ Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vào nợ công

Sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá, Bộ Tài chính đã hồn thiện dự thảo đầu tiên của Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) để xin ý kiến rộng rãi.

Dự thảo khơng có thay đổi về các cấu phần của nợ công so với Luật hiện hành, theo đó, nợ cơng gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương, tuy nhiên, nội dung liên quan đến phạm vi nợ công

được tách thành một điều riêng; đồng thời, làm rõ những tồn tại liên quan đến sự rõ ràng của từng cấu phần nợ công, đặc biệt là với nợ của Chính phủ. Cụ thể, dự thảo quy định rõ nợ Chính phủ gồm các khoản nợ do Chính phủ phát hành các cơng cụ nợ gồm tín phiếu, trái phiếu, cơng trái và các cơng cụ nợ khác của Chính phủ; các khoản nợ do Chính phủ ký kết các hiệp định, thỏa thuận hoặc hợp đồng vay với Chính phủ, vùng lãnh thổ nước ngồi, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức tài chính- tín dụng trong nước, nước ngoài; các khoản vay khác bao gồm vay từ quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước và các khoản vay khác theo quy định của pháp luật.

Nợ được Chính phủ bảo lãnh gồm các khoản nợ của DN, tổ chức tài chính- tín dụng được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện các chương trình, dự án thuộc danh mục được Chính phủ bảo lãnh; các khoản nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước vay hoặc phát hành công cụ nợ để thực hiện các chương trình tín dụng của Nhà nước. Trong khi đó nợ của chính quyền địa phương hình thành thơng qua: Các khoản nợ do chính quyền địa phương cấp tỉnh là các khoản nợ từ việc vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngồi của Chính phủ; các khoản vay từ ngân hàng chính sách, theo chương trình của Nhà nước, tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước và các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật.

Đối với ý kiến cho rằng cần xem xét tính các khoản tạm ứng của ngân sách Nhà nước (NSNN) cho đầu tư xây dựng cơ bản, nợ của DNNN theo cơ chế tự vay tự trả vào nợ cơng, Bộ Tài chính đưa ra quan điểm rằng: Đối với các khoản tạm ứng đều xuất phát từ việc quản lý điều hành khi phát sinh một số khoản chi cấp bách cần thiết nhưng chưa có trong dự tốn được duyệt thì NSNN tạm ứng để thực hiện và phải bố trí dự tốn năm tiếp sau để thu hồi tạm ứng. Theo thông lệ quốc tế, đây khơng phải là khoản vay nợ vì khơng có bên vay, bên cho vay và khơng phát sinh nghĩa vụ phải hồn trả của đối tượng sử dụng vốn. Vì vậy, khơng tính các khoản tạm ứng này vào nợ cơng. Đối với vay nợ của DNNN theo cơ chế tự vay tự trả, DN là bên vay có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật. DNNN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chịu trách nhiệm hữu hạn trên tổng số vốn điều lệ được cấp, trường hợp DN khơng trả được nợ có thể thực hiện phá sản theo quy định của pháp luật. Nếu đưa nợ tự vay tự trả của DNNN vào nợ cơng có nghĩa là chuyển nợ từ DN sang nợ của Chính phủ. Điều này khơng phù hợp, vì vậy Bộ Tài chính khơng đưa nợ DNNN vào nợ công.

Một trong những nội dung nổi bật của dự thảo này là việc đưa nội dung cho vay lại vốn vay của Chính phủ thành một chương riêng, trong đó có một số điều chỉnh, bổ sung so với quy định hiện nay tại Luật. Cụ thể, về đối tượng cho vay lại, dự thảo bổ sung và điều chỉnh quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vay cho bù đắp bội chi ngân sách địa phương để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thuộc

Ngân sách Nhà nước. Về phương thức cho vay lại, Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay lại khơng chịu rủi ro tín dụng; các tổ chức tài chính - tín dụng khác vay lại phải chịu rủi ro tín dụng. Đặc biệt, trong dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số điều kiện vay lại. Đó là: Đối với tổ chức tài chính tín dụng, phải được ít nhất một trong các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch) xếp hạng tín nhiệm ở mức tín nhiệm ngang hoặc thấp hơn một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam nhằm tiệm cận với thông lệ tốt của quốc tế và đảm bảo tính khách quan trong việc quyết định cho vay lại đối với các tổ chức tài chính tín dụng. Đối với chính quyền địa phương, vốn vay lại phải đảm bảo khơng vượt quá hạn mức nợ và bội chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước. Việc xây dựng Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) được kỳ vọng có thể khắc phục những tồn tại, hạn chế sau hơn 6 năm triển khai thi hành Luật hiện hành và đảm bảo yêu cầu quản lý nợ bền vững, an toàn, hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của đất nước trong thời kỳ mới.

Chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ

Theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và quản lý nợ công phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả, tồn diện, công bằng, bền vững, động viên hợp lý các nguồn lực.

 Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; xác định tiết kiệm là quốc sách hàng đầu; chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ.

 Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách Nhà nước, tăng cường cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về thu, chi ngân sách Nhà nước, sử dụng vốn vay và xử lý nợ cơng, hạn chế và tiến tới xố bỏ cơ chế “xin-cho”.

 Kết hợp hài hoà giữa giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp bách với các vấn đề cơ bản, dài hạn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, phát huy sự chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương; thu hút tối đa nguồn lực của xã hội.

 Điều chỉnh quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; tiết kiệm chi thường xuyên để tăng tỉ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi ngân sách Nhà nước và giảm bội chi ngân sách Nhà nước. Thực hiện huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực ngân sách Nhà nước gắn với các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế.

 Việc đổi mới cơng tác quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước phải phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền đất nước.

Kiểm soát các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép

Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn cho bội chi và cho đầu tư phát triển nhằm đạt các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chỉ tiêu nợ Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 khơng q 55% GDP. Việc xác định chỉ tiêu nợ Chính phủ khơng q 55% GDP cũng hợp lý giữa các cấu phần nợ công theo hướng giảm nghĩa vụ nợ dự phịng từ bảo lãnh Chính phủ đồng thời kiểm sốt mức dư nợ chính quyền địa phương.

Cũng tại Báo cáo đang trình Quốc hội, Chính phủ đã xây dựng các giải pháp nhằm mục tiêu kiểm soát các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép, trong đó bao gồm các nhóm giải pháp:

 Kiểm sốt tốc độ gia tăng nợ cơng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ trượt giá; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước; đầu tư của Nhà nước chỉ tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, có sức lan tỏa lớn.

 Xây dựng, điều hành thực hiện các kế hoạch tài chính ngân sách, kế hoạch vay, trả nợ cơng giai đoạn 5 năm và hàng năm cần bảo đảm dự phịng cho các rủi ro có thể phát sinh như giá dầu, tỷ giá, các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, các rủi ro bất khả kháng để bảo đảm các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép.

 Cắt giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ, kiểm sốt chặt chẽ bội chi và nợ chính quyền địa phương; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm nợ công, nợ Chính phủ.

 Nâng cao hiệu quả đầu tư cơng, khuyến khích đầu tư theo các hình thức đối tác cơng tư; thu hẹp đối tượng sử dụng nợ công, chỉ tập trung vào các cơng trình, dự án trọng điểm, bảo đảm khả năng trả nợ; gắn trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành, địa phương với việc phân bổ và hiệu quả sử dụng vốn vay.

 Tiếp tục tái cơ cấu nợ công; thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và đa dạng hóa cơng cụ nợ, mở rộng cơ sở nhà đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tiếp tục hồn thiện khn khổ, thể chế, chính sách quản lý nợ cơng, phù hợp với tình hình nước ta và thơng lệ quốc tế; hồn thiện các cơng cụ quản lý nợ chủ động.

KẾT LUẬN

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, Việt Nam khơng nằm trong các nhóm nước có gánh nặng về nợ cao. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để giải quyết vấn đề hiệu quả quản lý và sử dụng nợ cơng, chính phủ cần có chiến lược kiểm soát đầu tư trong khu vực cơng, giảm thâm hụt ngân sách để có thế kiểm sốt được nợ vay nước ngồi. Trong đó, việc quan trọng là phải nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý nợ công phải gắn chặt với quản lý kinh tế vĩ mơ, dự đốn được các nhân tố tác động đến quy mô nợ như lãi suất và tỷ giá, để giảm thiểu rủi ro.

Hiện nay, rủi ro nợ công ở Việt Nam phụ thuộc vào những yếu tố chính như tốc độ tăng GDP, lạm phát, lãi suất, mức thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối của quốc gia. Do đó, những nhân tố này cần được kiểm sốt tốt để giảm thiếu rủi ro về nợ công.

Cần lưu ý rằng việc quản lý nợ công không chỉ liên quan đến trách nhiệm của Bộ Tài Chính mà cịn liên quan đến nhiều cơ quan khác. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan dưới sự điều hành chung của chính phủ để quản lý nợ công hiệu quả.

Thông qua đề tài này chúng em muốn gửi đến cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề trần nợ cơng, phương pháp xây dựng và các yếu tố ảnh hưởng đến trần nợ công. Rất mong cơ và các bạn góp ý để tiểu luận được hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 2. Bản tin nợ cơng số 4 (2016) - Bộ Tài chính

3. Phạm Thị Thanh Bình (2013- Vấn đề nợ cơng ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - NXB CTQG

4. http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc 5. http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2016-10-29/ tran-no-chinh-phu-55-gdp-la-phu-hop-thuc-te-37328.aspx 6. http://viettimes.vn/chuyen-gia-no-cong-viet-nam-nguy-hiem-hon-cac- nuoc-khac-49902.html 7. http://cafef.vn/no-cong-len-toi-948-ty-usd-moi-nguoi-dan-viet-nam-dang- ganh-khoan-no-khoang-23-trieu-dong-20170110150704671.chn 8. http://www.economist.com/content/global_debt_clock

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích trần nợ công và phương pháp xây dựng trần nợ công, các nhân tố ảnh hưởng đến xác định trần nợ công (Trang 28 - 35)