Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty tnhh mtv sáu thu (Trang 34)

1.2.1 .Khái niệm và đặc điểm của CCDC

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV SÁU THU

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chênh lệch

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 20120 Số tiền Tỷ lệ CPSX 1.886.609 3.221.967 1.335.358 71%

DTT 2.406.433 4.075.878 1.669.445 69%

LNTT 298.067 506.608 208.541 70%

THUẾ 23.547 23.547

LNST 298.067 483.061 184.994 62%

Từ bảng số liệu (Bảng 2.2) ta thấy các chỉ tiêu từ hoạt động kinh doanh đều có xu hướng tăng. Năm 2020 thực sự đã mang đến nhiều thành công cho cơng ty khi mà huyện nhà có nhiều cơng trình Điện gió về thi cơng. Cơng ty may mắn được các quý công ty chọn làm nhà cung cấp vật liệu xây dựng chính cho các cơng trình.

Cụ thể trong năm 2019 doanh thu của cơng ty đạt 2.406.433 nghìn đồng đến năm 2020 đạt 4.075.878 nghìn đồng, tức là tăng 1.669.445 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng khoảng 69%. Đồng thời chi phí năm 2019 là 1.886.609 nghìn đồng đến năm 2020 là 3.221.967 nghìn đồng, có nghĩa là chi phí cũng tăng lên một lượng là 1.335.358 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 71%, có thể thấy rằng tốc độ tăng của chi phí cao hơn doanh thu, tuy nhiên vẫn đạt doanh thu cao hơn chi phí nên thu được một khoản lợi nhuận trước thuế cao hơn năm 2019 là 208.541 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ 70% đây là biểu hiện tốt, nó thể hiện việc kinh doanh của cơng ty là rất hiệu quả, kinh doanh có lãi, điều này góp phần làm tăng nguồn vốn sở hữu, thúc đẩy khả năng tích lũy của cơng ty trong tương lai.

2.1.4. Cơ cấu đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức cơng tác kế tốn

a) Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Việc tổ chức bộ máy quản lý của công ty là một trong những vấn đề quan trọng của công ty. Bộ máy tổ chức phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận để có được quy trình làm việc mang tính hiệu quả cao. Do đó, cơng ty có sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như sau:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

b) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc

Là người đứng đầu công ty, đại diện cho công ty quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng. Có tồn quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất, xây dựng của công ty theo đúng chức năng và nhiệm vụ mà chế độ quy định. Đồng thời, giám đốc là người trực tiếp chịu trách nhiệm pháp nhân về mọi hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của công ty.

Bộ phận Kế tốn

Chịu trách nhiệm về mặt tài chính kế tốn và lập kế hoạch cho các sản phẩm của công ty. Tổ chức quản lý các nguồn vốn, xác định số tài sản vật tư, tiền vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hạch toán kế toán đúng chế độ, đúng pháp luật, đảm bảo vốn để đơn vị hoạt động liên tục và hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính và báo cáo tài chính của cơng ty cho giám đốc.

Bộ phận Kinh doanh

Có chức năng khảo sát thị trường để lên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, có định hướng bán hàng cho từng khu vực, đại lý của công ty. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát các cơng đoạn của quy trình cơng nghệ. Quản lý các loại thiết bị trong sản xuất, lập kế hoạch bảo trì sửa chữa tồn bộ, lập hồ sơ theo dõi thiết bị và tình trạng của thiết bị để đảm bảo tính liên tục, ổn định. Trực tiếp quản lý các thiết bị giám sát kiểm tra và đo lường.

c) Tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn Cơng ty

* Chức năng, nhiệm vụ:

Kế toán trưởng: điều hành hoạt động của Phịng kế tốn. Chịu trách nhiệm sắp xếp,

tổ chức bộ máy của phòng phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Quản lý tất cả các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán, hợp đồng xây dựng mới, hợp đồng sửa chữa…theo kế hoạch xây dựng của công ty. Kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, giá thành sản phẩm.

Kế toán kho: chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm sốt/đối chiếu hóa đơn chứng

từ, theo dõi tình trạng xuất – nhập; đối chiếu số liệu trên sổ sách và thực tế tại kho; quản lý các phát sinh trong kho giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa thất thoát và rủi ro có thể xảy ra.

Kế tốn tổng hợp: Có trách nhiệm phụ trách tập hợp tất cả số liệu của các phần hành

khác nhau để có thể cung cấp một cách chính xác bất cứ lúc nào cho kế toán trưởng hay Giám đốc.

Tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty theo hình thức tập trung, đảm bảo cho việc ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác địi hỏi bộ máy kế tốn phải gọn nhẹ và khoa học để quản lý chặt chẽ tài sản của công ty đồng thời tăng tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh.

- Chế độ kế tốn: Cơng ty áp dụng theo Thơng tư 200/2014/TT-BTC - Niên độ kế tốn: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm - Phương pháp tính thuế: Tính thuế theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp phản ánh hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp khấu hao: Khấu hao theo đường thẳng

- Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp nhập trước xuất trước.

d) Hình thức sổ kế tốn

Hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép và tổng hợp số liệu, chứng từ kế tốn theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định, căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán và

các chế độ kế toán của Nhà nước, căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Cơng ty áp dụng hình thức kế tốn "Nhật ký chung”, hình thức này bao gồm các sổ kế toán sau:

+ Sổ nhật ký chung + Sổ chi tiết TK + Sổ cái các TK

+ Bảng tổng hợp chi tiết TK

Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung được lập theo sơ đồ 2.3

Ghi chú:

- Ghi hàng ngày

- Ghi cuối tháng hoặc định kỳ - Đối chiếu, kiểm tra

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế tốn chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung.

2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM NVL, CCDC TẠI CÔNG TY 2.2.1. Đặc điểm của NVL, CCDC 2.2.1. Đặc điểm của NVL, CCDC

- Nguyên vật liệu gồm: Cát, đá, sỏi, xi măng, gạch, đinh, que hàn, thép,.. Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu sẽ tiêu hao tồn bộ, biến hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể sản phẩm. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị nguyên vật liệu chuyển dịch hết một lần vào chi phí sản xuất sản phẩm.

- CCDC gồm: Cuốc, xẻng, ván khuôn, đầm bàn các loại, máy hàn... CCDC thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất thường giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình tham gia vào sản xuất giá trị CCDC hao mòn dần và được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong chu kỳ hoặc chuyển dịch toàn bộ vào giá thành sản phẩm nếu giá trị CCDC nhỏ.

2.2.2. Phân loại NVL, CCDC

Căn cứ vào vai trò và tác dụng yêu cầu quản lý thì NVL, CCDC được chia thành: - NVL chính: Gạch, cát xây, cát xoa, đá cấp phối, đá 1x2, đá 3x4...,sắt, thép,.. - NVL phụ: Vôi, đinh, que hàn, thép buộc,...

Do đặc thù công việc công ty cũng sử dụng rất nhiều loại công cụ dụng cụ tham gia vào quá trình hoạt động. Căn cứ vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết CCDC, được chia thành:

- Các loại quần áo và mũ chuyên dùng cho hoạt động xây lắp để làm việc.

- Các loại máy khoan, máy cắt sắt, máy đầm,... tham gia vào quá trình xây dựng cơng trình hạ tầng

- Các loại máy nhào trộn bê tông... - Các loại cuốc xẻng, bay, dao xây....

2.2.3. Các nguồn nhập và mục đích xuất NVL, CCDC

a) Các nguồn nhập NVL, CCDC

- NVL của công ty là sản phẩm của các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên trên địa bàn cung ứng.

- CCDC cũng được cung cấp bởi các nhà phân phối tại chỗ là điều kiện để giảm chi phí thu mua vật liệu, từ đó giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Công ty đã phát triển được một hệ thống những nhà cung cấp NVL, CCDC dài hạn có uy tín như:

- Cơng ty TNHH MTV Xi măng Xuân Thành Quảng Nam - Công ty CP Xi măng Vicem Hải Vân

- Công ty TNHH TM TH Thanh Hồng

- Công ty TNHH Minh Hiếu (thiết bị vệ sinh) - Công ty CP Viglacera (thiết bị vệ sinh) - Công ty CP Sơn ALO Việt Nam - Công ty TNHH Sơn Mykolor

b) Mục đích xuất NVL, CCDC

NVL là bộ phận quan trọng nhất để cấu thành nên sản phẩm, để có được một sản phẩm hồn chỉnh thì việc cung cấp NVL, CCDC là một nhiệm vụ không thể thiếu. Mặt khác để đảm bảo chất lượng cơng trình cũng như tiến độ thi cơng cần phải cung cấp NVL, CCDC kịp thời, đúng quy cách phẩm chất, chủng loại.

2.2.4. Tình hình cơng tác quản lý NVL, CCDC tại công ty

Nhận thấy tầm quan trọng của NVL đối với quá trình sản xuất và kinh doanh nên Công ty rất chú trọng đến công tác bảo quản và cất trữ NVL, CCDC. Tại các kho của Cơng ty ln có đầy đủ các trang thiết bị phúc vụ công tác quản lý và bảo vệ NVL, CCDC và các thủ tục xuất – nhập cũng được quản lý chặt chẽ và liên hoàn.

Nhằm bảo quản tốt NVL, CCDC tránh hao hụt tổn thất thì cần phải có đủ nhà kho với điều kiện kỹ thuật an toàn. Việc tổ chức bảo quản vật liệu nhập kho là một khâu rất quan trọng. Để đảm bảo cho việc sản xuất được liên tục Công ty đã tổ chức kho tàng phù hợp với quy mô của Công ty tại các kho cũng trang bị đầy đủ có phương tiện cân, đo, đong, đếm. Đây là điều kiện quan trọng để tiến hành chính xác các nghiệp vụ quản lý, bảo quản hạch toán chặt chẽ.

2.2.5. Đánh giá NVL, CCDC và nhiệm vụ của kế toán NVL, CCDC

a) Đánh giá NVL, CCDC nhập kho

- Hiện nay NVL, CCDC chủ yếu do cơng ty mua ngồi nên giá trị NVL, CCDC để kế tốn ghi sổ chính là giá trị tiền hóa đơn của người bán. Thường cơng ty khơng tính chi phí vận chuyển vào giá bán.

+ Đối với các loại vật liệu như: Cát, đá, sỏi... không nhập kho mà được chuyển thẳng đến công trường. Việc vận chuyển từ nơi bán đến cơng trình thi cơng là do đội xe của cơng ty thực hiện, chi phí vận chuyển lớn, hơn nữa có thể tập hợp trực tiếp vào cơng trình nên cơng ty hạch tốn vào chi phí mua, chi phí vận chuyển vào tài khoản 632.

+ Đối với công cụ dụng cụ nhập vào doanh nghiệp đánh giá như nguyên vật liệu.

b) Đánh giá NVL, CCDC xuất kho

Do đặc điểm của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, khi có nhu cầu thì cơng ty mới tiến hành thu mua NVL, CCDC. Hơn nữa các loại NVL, CCDC công ty đang sử dụng hiện nay trên thị trường rất dồi dào, giá cả ổn định nên cơng ty tính giá NVL theo phương pháp nhập trước xuất trước.

c) Nhiệm vụ của kế toán NVL, CCDC

- Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu quản lý và vị trí của kế tốn trong hệ thống quản lý kế toán, hạch toán NVL, CCDC như sau:

+ Tổ chức đánh giá, phân loại NVL, CCDC phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Tổ chức chứng từ tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép, phân loại tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm.

trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.3. KẾ TỐN NVL, CCDC TẠI CƠNG TY

2.3.1. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ

a) Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu đề nghị xuất kho

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

b) Trình tự luân chuyển chứng từ

Thủ tục nhập kho: Khi hàng hóa và hóa đơn đã về đến cơng ty thì cán bộ cung cấp, tiêu thụ sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của hóa đơn, tức là hóa đơn do bộ tài chính quy định có đầy đủ các chi tiêu như tên và địa chỉ người bán, tên và địa chỉ người mua, mặt hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền, thấy hợp lệ thì cán bộ cung cấp và tiêu thụ mới tiến hành lập phiếu nhập kho thành 3 liên:

- Một liên giao cho thủ kho

- Một liên kèm theo hóa đơn gốc phục vụ thanh toán và hạch toán - Một liên lưu

Thủ tục xuất kho: Dựa vào hoá đơn bán hàng, đề xuất,..kế toán kho dựa trên hạn mức vật tư để viết phiếu xuất kho, số lần xuất không hạn chế, nhưng số lượng xuất không vượt quá hạn mức quy định. Phiếu xuất kho cũng được lập thành 3 liên:

+ Một liên : Giao cho thủ kho + Một liên : Lưu tại cuống

+ Một liên : Giao cho phịng kế tốn

2.3.2. Quy trình nhập kho hàng hóa

Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập kho hàng hóa

(1) Khi mua hàng về, nhân viên mua hàng, hoặc người nhập hàng sẽ có yêu câdu nhập kho hàng hóa

(2) Kế toán kho nhận được yêu cầu nhập kho, và lập phiếu nhập kho.

(3) Sau khi có phiếu nhập kho, nhân viên mua hàng sẽ giao hàng hóa cho thủ kho. (4) Hàng hóa được kiểm đếm và nhập kho. Trường hợp vật tư hàng hóa có thừa, thiếu, Thủ kho phải lập biên bản và báo cáo ngay với Giám đốc để đưa ra hướng xử lý.

(5) Sau khi nhập kho, thủ kho sẽ ký nhận hàng hóa vào phiếu nhập kho, lưu lại một liên và ghi thẻ kho, một liên sẽ giao lại cho kế toán kho, một liên sẽ giao lại cho người người nhập hàng.

(6) Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán kho sẽ ghi sổ kho và hạch toán hàng hóa nhập kho.

2.3.3. Quy trình xuất kho hàng hóa

Sơ đồ 2.2 Quy trình xuất kho hàng hóa

(1) Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, hoặc bán hàng, nhân viên có nhu cầu sẽ lập Yêu cầu xuất kho.

(2) Kế toán kho tiến hành lập Phiếu xuất kho và chuyển cho Thủ kho. Phiếu xuất kho được lập thành nhiều liên: Một liên lưu tại quyển, những liên còn lại giao Thủ kho.

(3) Thủ kho nhận Phiếu xuất kho và tiến hành xuất kho cho nhân viên yêu cầu xuất kho

(4) Nhân viên nhận vật tư, hàng hóa nhận hàng và ký vào Phiếu xuất kho và nhận 1 liên

(5) Thủ kho nhận lại một liên Phiếu xuất kho, tiến hàng ghi thẻ kho, trả lại Phiếu xuất kho cho kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty tnhh mtv sáu thu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)