Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh kon tum (Trang 26 - 31)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH KON TUM

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

a. Tình hình dân cư

Từ một làng nhỏ của người Bana cạnh dịng sơng Đăk Bla, đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Giẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm,... đến tụ cư, sinh sống, cho đến vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của mảnh đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ,... mảnh đất Kon Tum đã trải qua biết bao biến động và thăng trầm với nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Ngược dịng thời gian, tìm hiểu về những giai đoạn lịch sử mà Kon Tum đã đi qua, càng thấy trân trọng hơn ý chí, nghị lực, lịng quả cảm và sức mạnh nội lực của đất và người nơi đây trong hành trình vươn lên cùng đất nước.

Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ. Đến năm 2016, dân số toàn tỉnh là 432.865 người (Niên giám thống kê 2016) Kon Tum có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 53%, có 6 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm: Xơ Đăng, Bana, Giẻ- Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm,... Sau ngày thống nhất đất nước (năm 1975) một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đến sinh sống, làm cho thành phần dân tộc trong tỉnh ngày càng đa dạng.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2019, dân số bình quân mỗi năm tăng trên 11.000 người. Trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm gần 56%. Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh trên 6.000 người. Trong đó, lực lượng lao động thuộc khu vực nơng thơn chiếm trên hai phần ba, và có gần một nửa dân số nữ từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động.

Tính đến thời điểm điều tra ngày 01/4/2019 tỉnh Kon Tum có 301.302 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 55,8% tổng dân số toàn tỉnh. Trong tổng số lực lượng lao động trên toàn tỉnh, lực lượng lao động là nữ chiếm 48,2%, thấp hơn năm 2016 (năm 2016 chiếm 48,4%), lực lượng lao động của khu vực nông thôn chiếm 68,2%, cao hơn năm 2016 (năm 2016 chiếm 66,9%).

b. Phát triển kinh tế

Qua bảng số liệu 2.1, có thể nhận thấy được sự gia tăng GDP của ngành dịch vụ và công nghiệp là nhanh nhất, hợp với xu hướng phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của địa phương cũng như quốc gia.

Bảng 2.1: GDP tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013 - 2018 ĐVT: Tỷ đồng Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 GDP 6.028,35 8.429,62 10.450,65 12.167,40 14.437,27 16.325,57 NN 2.486,25 3.633,65 4.302,64 4.628,11 5.264,32 5.667,92 CN 1.466,08 1.982,30 2.585,63 3.105,53 3.786,53 4.435,94 DV 2.076,02 2.813,67 3.562,38 4.433,76 5.386,42 6.221,71

(Nguồn: Số liệu từ cục thống kê Tỉnh Kon Tum)

Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9,01%, tổng thu ngân sách Nhà nước là 2.257 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, xuất khẩu tăng cao, sản phẩm chủ lực của tỉnh được chú trọng đầu tư phát triển, chỉ số giá tiêu dùng ổn định, thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển; ba vùng kinh tế động lực từng bước phát huy vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh đến cuối năm 2020 ước đạt 25.400 tỷ đồng, tăng gần 72% so với năm 2018. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 9,13%/năm (đạt chỉ tiêu Nghị quyết). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Thu nhập thực tế của người dân khoảng 31,5 triệu đồng/người vào năm 2020. Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn đến năm 2020 đạt 3.505 tỷ đồng (đạt chỉ tiêu Nghị quyết).

Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực; đến cuối năm 2020 có 28 xã đạt chuẩn nơng thơn mới (vượt chỉ tiêu Nghị quyết). Cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã nông thơn mới ngày càng được hồn thiện. Kinh tế có bước chuyển mạnh mẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho đầu tư lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc được khôi phục, bảo tồn và phát huy. Chất lượng giáo dục - đào tạo chuyển biến tích cực, hệ thống trường, lớp học tiếp tục được củng cố, sắp xếp, tạo thuận lợi cho người học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2020 là 52% (đạt chỉ tiêu Nghị quyết). An sinh xã hội, phúc lợi xã hội được đảm bảo, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm đạt 90,6%. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, các chương trình, dự án đối với đồng bào DTTS, miền núi được tập trung thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 4,05%/năm (đạt chỉ tiêu Nghị quyết). Nền quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện.

- Sản xuất nơng, lâm nghiệp:

Tích cực triển khai các chủ trương, chính sách, đẩy mạnh cơng tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, giám sát phịng chống dịch bệnh, có cơ chế hỗ trợ cho phát triển sản xuất

nông - lâm nghiệp; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng và sản xuất hàng hố. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân 2017- 2018 là 11.198,5 ha đạt 102,1% kế hoạch và bằng 100,5% so với cùng kỳ, diện tích cây trồng vụ 2018 (tính đến ngày 31/10/2018) là 163.085,7 ha, đạt 102% và kết hoạch và bằng 101% so với kỳ năm trước,hướng dẫn các địa phương tổ chức thu hoạch lúa vụ mùa năm 2018 chuẩn bị để triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2018-2019, đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 434,67 ha đất lúa. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen với quy mô 170 ha bước đầu cho kết quả khả quan ,đẩy mạnh thực hiện kế hoạch chuyển đổi , đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, đến nay đã hình thành một số cánh đơng lớn như: Cánh đồng sản xuất mía cơng nghệ cao (30ha) tại xã Ia Chim, thành phố Kon Tum, cánh đồng sản xuất lúa thơm (32ha) tại xã Đăk La, huyện Đăk Hà, cánh đồng trồng ngô lấy thân (30 ha) tại xã Măng Bút, huyện Kon Plơng.. Đã hình thành vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao như rau, hoa. Nhìn chung, sản xuất nơng, lâm nghiệp đã có nhiều bước tiến trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hố, chuyển được nhiều diện tích đất sử dụng không hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây, con đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều sâu. Bước đầu đã hình thành và phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Kon Plông được thành lập và đi vào hoạt động; đồng thời xúc tiến hình thành khu nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà. Diện tích sâm Ngọc Linh và các lồi dược liệu khác tiếp tục được mở rộng, tạo ra các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung cho chế biến; nhiều sản phẩm dược liệu đã được sản xuất, đưa ra thị trường tiêu thụ. Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có những bước phát triển và tăng trưởng khá. Lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, góp phần duy trì và nâng độ che phủ rừng của tỉnh lên 63% (tăng 0,37% so với đầu nhiệm kỳ).

c. Cơ sở hạ tầng

* Y tế:

Tỉnh triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, chương trình phịng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đã thanh toán xong bệnh phong, bại liệt, phòng chống sốt rét, loại trừ uốn ván sơ sinh. Số trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Có 11 Bác sĩ/1vạn dân. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được tăng cường. Các trung tâm y tế có đủ đội ngũ y, Bác sĩ có chun mơn về khám chữa bệnh cho người dân.Tỉnh đã tập trung đầu tư Dự án Nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh lên 750 giường, Dự án nâng cấp Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngoc Hồi; tạo điều kiện để đầu tư hoành thành Dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Vạn An. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cở sở, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu ; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao cơng tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Củng cố và phát triển mạng lưới phân phối và cung ứng thuốc, vắc xin,

sinh phẩm y tế, máu và chế phẩm có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của Nhân dân.

– Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế, đặc biệt là trong khám chữa bệnh,thanh toán BHYT và cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực y tế.

* Giáo dục: Tỉnh đã sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo, giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn. Làm tốt cơng tác tun truyền và thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo đạt chuẩn về chất lượng, đáp ứng đủ về số lượng, cơ cấu. Cơng tác dạy học và chăm sóc, giáo dục trẻ được đổi mới. Tỉ lệ tốt nghiệp kì thi quốc gia năm 2018 đạt 95,87%, tồn tỉnh có 158 trường đạt chuẩn quốc gia, kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở tại 102 xã, phường , thị trấn được giũ vững. Sự nghiệp giáo dục của tỉnh được đầu tư và phát triển, quy mô giáo dục dần đi vào ổn định.

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum.

a Nhóm các nhân tố khách quan

 Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên

Tỉnh Kon Tum có lợi thế đất rộng, khí hậu đa dạng có thế mạnh về phát triển kinh tế rừng, các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc, các nghề thủ công truyền thống nhưng bất lợi là hạ tầng kém phát triển, trình độ dân trí thấp, dân cư phân bố thưa. Do vậy tỉnh cần xác định đúng lợi thế của mình để bố trí sản xuất phù hợp để tạo các điều kiện để khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng.

 Nhóm các nhân tố về kinh tế - xã hội

Thị trường: Thị trường sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ở tỉnh Kon Tum đã bắt đầu phát triển, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại – dịch vụ – du lịch. Kinh tế phát triển nhanh, năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế có sự điều chỉnh hợp lý chuyển dịch đúng hướng đã xác định. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả; bộ mặt đô thị đổi thay nhanh chóng.

Bên cạnh đó Kon tum cũng xây dựng đưa ra nhiều chương trình, đề án, nghị quyết kinh tế nhằm phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang một cơ cấu kinh tế mới năng động, hiệu quả và ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường. Từng bước đưa nông nghiệp phát triển với một cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được u cầu của cơng cuộc CNH, HĐH. Q trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp là xem xét tỷ lệ giữa trồng trọt với chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong chăn ni thì đưa các giống kinh tế cao vào chăn ni, trong trồng trọt thì chuyển đổi cơ chế loại cây trồng cho hiệu quả năng suất cao thời vụ ngắn, đẩy mạnh dịch vụ nông nghiệp, từ đó đưa ra mục tiêu để phát triển và xem ngành,

loại nào có khả năng để tập trung phát triển. Kinh tế nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt vẫn là chính, tỷ trọng ngành trồng trọt hiện chiếm giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, lịch sử phát triển kinh tế hàng hóa đã chứng minh rằng hạ tầng kinh tế - xã hội đóng vai trị đặc biệt quan trọng (nếu khơng nói là quyết định) đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nó đóng vai trị to lớn trong việc tạo sự liên kết giữa nông thôn với thành thị, giữa các vũng xa xôi với các trung tâm, tạo cơ hội cho phát triển các vùng khó khăn và điều kiện để khai thác được nguồn lực từ các vùng sâu, vùng xa, nó tác động đến sự phát triển đồng đều trong cả nước và làm giảm bớt sự cách biệt giữa đơ thị và nơng thơn. Vì vậy, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng được coi là tiêu chí đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Hạ tầng kinh tế - xã hội nơng thơn có nhiều loại nhưng quan trọng nhất là giao thông, điện, thủy lợi, thông tin liên lạc, trạm y tế, trường học ở các nước thành công trong CNH nông thôn đều đã tập trung đầu tư hạ tầng trước để làm môi trường hấp dẫn cho lôi kéo đầu tư về nơng thơn.

Sự hình thành và phát triển của các khu đô thị, khu công nghiệp, Sự chuyển dịch cơ cấu KTNN của Kon tum giai đoạn 2018 - 2019 nhìn tổng thể cả giai đoạn thì sự chuyển dịch cơ cấu tương đối phù hợp với quy luật chung của cả nước (giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn ni và dịch vụ), song sự chuyển dịch cịn diễn ra hết sức chậm, mặc dù giá trị sản phẩm của ngành tăng với tốc độ cao. Xét cho cùng muốn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong những năm tới tỉnh Kon tum cần phải tập trung phát triển lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ở nơng thơn, đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng về chăn ni và các nguồn lực có thế mạnh khác.

Dân số, lao động, chất lượng lao động, Kon Tum có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, sự hiểu biết và tiếp cận tri thức cũng có sự chênh lệch. Do vậy chất lượng lao động của người dân khá tốt, thể hiện giàu truyền thống văn hóa và vững vàng trong phát triển kinh tế góp phần tác động khơng nhỏ đến sự phát triển kinh tế nơng thơn trong q trình xây dựng nơng thơn mới của tinh. Ngoài ra, những kinh nghiệm và tập qn sản xuất của cư dân nơng thơn cũng có ảnh hưởng tới việc hình thành, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn.

b. Nhóm nhân tố chủ quan

 Sự phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn

Về hộ nông dân, các hộ nông dân ở đây là đơn vị kinh tế tự chủ, cùng với các Chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước về ruộng đất, tín dụng, giá cả đã thực sự giải phóng người nơng dân, giải phóng sức sản xuất ở nơng thơn tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển.

Các hộ đã biết áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, giúp phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn 2018 – 2019.

Về kinh tế trang trại, thời gian qua các trang trại trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tác động tới môi trường và tạo ra nông sản an tồn. Nơng dân trên địa bàn đã tích cực học tập, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, sản xuất. Từ đó đã hình thành nhiều mơ hình kinh tế

trang trại, gia trại, hợp tác xã hiệu quả, chủ động liên kết trong sản xuất và cung ứng giống cho bà con nông dân.

Các tổ chức kinh tế hợp tác, Các hợp tác xã đã giúp thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh trong các lĩnh vực như lưu thơng, dịch vụ kỹ thuật, tín dụng, chế biến nơng, lâm, thủy sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh kon tum (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)