GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNGNGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh kon tum (Trang 42 - 46)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.2.GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNGNGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

BÀN TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.1. Giải pháp về thị trường

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất. Trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp nơng nghiệp và các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất nơng sản hàng hóa quy mơ lớn, chất lượng bảo đảm gắn với chế biến và tiêu thụ. Khuyến khích và tạo điều kiện để người dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện và khả năng.

Phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm thủy sản làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp, kinh tế nơng thơn có hiệu quả. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận chiến lược thị trường, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt trong khi chưa có nền tảng về thị trường.

Xây dựng các trung tâm thương mại ở cấp huyện, giúp các xã xây dựng mới hoặc mở rộng chợ, nhằm tạo điều kiện tốt cho tiêu thụ nông sản. Cùng với cung ứng vật tư hàng cho nông dân, cần quan tâm hướng dẫn sử dụng chúng một cách hiệu quả; khoa học và an toàn. Trợ giúp những kiến thức và kỹ năng hoạt động thị trường. Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thông tin thị trường cho nông dân và doanh nghiệp.

Nhà nước cần có sự can thiệp bằng những cơng cụ chính sách giữa hai chiều giao lưu hàng hóa, tổ chức hợp lý hệ thống thương mại, xúc tiến xây dựng chiến lược thị trường tiêu thụ nông sản. Trợ giúp những kiến thức và kỹ năng hoạt động thị trường.

Mở rộng hợp tác quốc tế lĩnh vực nông nghiệp, kêu gọi đầu tư chế biến sâu sản phẩm nông lâm nghiệp, tiếp thị và thương mại sản phẩm nông nghiệp sang các thị trường tiềm năng như Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và khu vực EU, phấn đấu đưa ngành Nông nghiệp khơng chỉ khẳng định vai trị là trụ đỡ của nền kinh tế, mà còn vươn lên trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới.

3.2.2. Giải pháp về khoa học – công nghệ - kỹ thuật

Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, bao gồm cả công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của ngành. Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nhằm tạo

đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ cao về lĩnh vực nơng nghiệp, ưu tiên đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng các loại hình cơng nghệ sau thu hoạch.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác và nhất là trên đất dốc nhằm sử dụng lâu bền tài nguyên đất đai của tỉnh. Nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi.

Xây dựng, đào tạo và sử dụng có hiệu quả mạng lưới khuyến nơng, khuyến lâm đến từng xã, mạng lưới kỹ thuật viên đến từng thôn bản.

Tăng cường công tác tập huấn phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các điểm nhân gống và chun mơn hóa sản xuất giống phù hợp với quy mô phát triển sản xuất. Điều kiện thời vụ sát với điều kiện môi trường của từng khu vực, từng khu vực, từng mùa vụ trong từng loại hình sử dụng dất để đảm bảo thu hoạch an toàn trước các tác động của hạn hán và lũ lụt.

Từng bước nhân rộng các mơ hình nơng – lâm kết hợp, trong đó chú trọng đúng mức đến phát triển chăn ni trong vườn nhà, các mơ hình vườn rừng.

Xây dựng dự án nhập cơng nghệ và thiết bị hiện đại. Cần tiếp tục ưu tiên cho công tác chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới. Đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân bón vi sinh. Phát triển công nghệ chế biến nông - thủy sản trên cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại phù hợp. Nghiên cứu tổ chức hệ thống các cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ, đầu tư cao cho trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, coi trọng công tác phổ biến khoa học - công nghệ cho những người trực tiếp sản xuất.

3.2.3. Giải pháp đào tạo, nâng cao dân trí và bồi dưỡng cán bộ cho ngành nông nghiệp nghiệp

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ ngành nông nghiệp, khoa học và công nghệ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tổ chức các đợt đi tham quan, học tập nghiên cứu mơ hình về sản xuất nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số tỉnh, thành phố trong nước. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm phát triển, nhân ra diện rộng các mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao có hiệu quả bền vững. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp.

Tăng cường kinh phí nhân lực cho cơng tác đào tạo, nhằm nhanh chóng nâng cao dân trí, nhất là khu vực đồng bào dân tộc, tăng tỷ lệ lao động có nghề, có kỹ thuật, nâng cao trình độ cho cán bộ ở địa phương, nhất là ở cấp huyện và cấp xã.

3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Tiếp tục huy động đa dạng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; huy động các nguồn lực ngồi ngân sách (theo hình thức: PPP, tín dụng, phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ quốc tế) và vận động đóng góp từ người dân; chú trọng đầu tư hồn thành các cơng trình hạ tầng

cơ bản (giao thông, điện, nước sạch, thủy lợi); hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường. Tập trung đầu tư và hình thành các khu, vùng nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật như thủy lợi, điện, đường giao thông, các dịch vụ hỗ trợ, hỗ trợ hệ thống nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới nước nhỏ giọt, thiết bị…

3.2.5. Tăng cường phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. công nghệ cao, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.

Tỉnh Kon Tum cần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Mở rộng và phát triển các loại cây dược liệu, nhất là phát triển Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Xây dựng các mơ hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Tiếp tục trồng rừng và nâng cao độ che phủ rừng, nhất là trồng các loại cây gỗ lớn, gỗ quý. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng. Thực hiện tốt cơng tác giao khoán quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

3.2.6. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường. môi trường.

Vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ mơi trường từ việc quản lý nguồn nước cấp, thốt nước, thu gom rác thải, trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn, khai thác rừng, đang ngày càng trở nên trầm trọng đã làm ảnh hưởng lớn đời sống của người dân. Nguyên nhân do sự xuất hiện của các làng nghề, các khu tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp, ý thức của người dân chưa tốt đã gây ơ nhiễm mơi trường và nguồn nước. Vì vậy các địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý rác thải, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tập trung, hệ thống cấp nước sinh hoạt. Khắc phục tình trạng ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí hiện nay ở địa bàn xã, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến các hộ, xây dựng khu chăn nuôi, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ơ nhiễm ra khỏi khu dân cư. Mặt khác, cần có những chương trình, kế hoạch kể cả ngắn hạn cũng như dài hạn trong công tác đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ ở khu vực nông thơn gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội dựa trên tiêu chí nơng thơn mới.

3.2.7. Đầu tư chiều sâu vào tài nguyên nước

Đầu tư chiều sâu vào tài nguyên nước là nâng cấp các cơng trình thủy lợi và kiên cố hóa kênh mương đồng thời xây dựng các cơng trình vừa và nhỏ. Đầu tư vốn cho cơng trình tu sửa các cơng trình đầu mối và hồn thiện các hệ thống kênh mương là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm nước của các công trình thủy lợi đã có, tiếp tục đầu tư xây dựng các hồ chứa nước lớn và vừa để trữ nước mùa mưa và điều tiết nước vào mùa khô.

Tăng độ che phủ trên các lưu vực bằng cách bố trí hệ thống canh tác hợp lý, trồng rừng đầu nguồn và trồng cây chắn gió, cây họ đậu trong các nương rẫy trồng cà phê. Bố trí trồng cà phê theo đường địn mức trên các vùng có dộ dốc lớn nhằm chống xói mịn bảo vệ lưu vực.

Áp dụng mọi biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm, tạo nguồn nước bổ sung cho nguồn nước dưới đất bằng các giải pháp như: ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, ưu tiên trồng các loại cây lâu năm có độ che phủ cao từ 40-60% (cà phê, cao su, điều,…). Xây dựng các cơng trình thủy lợi ổn định với việc quy hoạch khai thác sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh kon tum (Trang 42 - 46)