QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh kon tum (Trang 41 - 42)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.1.QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG

NGHIỆP TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Quan điểm định hướng

Ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; cải thiện nhanh hơn đời sống của nơng dân, góp phần xố đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường, sinh thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng...

Triển khai các biện pháp nhằm sớm khống chế, dập tắt và ngăn ngừa các dịch dịch bệnh nguy hiểm phát sinh trên đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đã được tỉnh phê duyệt theo giai đoạn về cơng tác phịng chống dịch bệnh động vật; thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng các loại vắc xin để kịp thời phòng chống dịch bệnh.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; trọng tâm là công tác quản lý, bảo vệ rừng và việc trồng mới 15.000 ha trong giai đoạn 2020 - 2025 và trồng mới 3.000 ha rừng ngay trong năm 2021.

Theo dõi tình hình ni trồng, khai thác thủy sản vụ nuôi 2021; chủ động đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trên địa bàn tỉnh; kịp thời giải quyết các vướng mắc khó khăn đối với việc người dân ni trồng thủy sản trên các lòng hồ thuỷ lợi, thủy điện.Triển khai các giải pháp để thúc đẩy phát triển các mơ hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động có hiệu quả, bền vững, tham gia vào chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất; kiên quyết thu hồi diện tích đất đã giới thiệu thực hiện các dự án trên địa bàn nhưng nhà đầu tư chậm hoặc không triển khai thực hiện để thu hút các dự án tiềm năng. Rà soát, khảo sát diện tích đất nơng nghiệp có diện tích lớn, thuận lợi, vận động dồn đổi, tích tụ đất để hình thành “cánh đồng lớn” thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố; tăng cường quản lý nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tập trung đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, điện, đường giao thông, các dịch vụ hỗ trợ, hỗ trợ hệ thống nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới nước nhỏ giọt, thiết bị, …)

Đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nhất là các khâu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc gia như tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... Tranh thủ sự trợ giúp của các nhà khoa học, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào thực tế sản xuất; xúc tiến, phát triển thương mại gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, xây dựng liên kết chuỗi giá trị bền vững trong sản xuất nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai thực hiện các mơ hình sản xuất khảo nghiệm trong nơng nghiệp làm cơ sở dữ liệu xây dựng quy trình canh tác đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,... nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum

Phát triển nông nghiệp tỉnh Kon Tum theo hướng nông nghiệp hiện đại, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả ổn định, bền vững. Chủ động ứng phó với biển đổi khí hậu, phịng chống thiên tai, dịch bệnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2020- 2025 đạt trên 2,15%/ năm.

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh kon tum (Trang 41 - 42)