Định nghĩa học tập cộng tác

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chia sẻ dữ liệu trong mạng ngang hàng không dây (Trang 31 - 33)

Nhiều cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực sư phạm trước đó khẳng định học cộng tác là phương pháp học hiệu quả và có nhiều định nghĩa về học cộng tác, những định nghĩa này phụ thuộc phạm vi ngữ cảnh khác nhau. Trong đó một định nghĩa khá tổng quát được phát biểu: “học cộng tác là tình huống học trong đó có hai hoặc nhiều người học hoặc cố gắng học với nhau [21]”. Định nghĩa này có thể áp dụng trong những phạm vi khác nhau về số lượng người học, nội dung học và cách học. Mục tiêu của học cộng tác là hỗ trợ việc dạy học thông qua các hoạt động chia sẻ và hợp tác bằng cách tương tác xã hội giữa các thành viên trong nhóm. Ngồi ra, [22] khẳng định tính tương tác xã hội là cần thiết để đạt được việc học như mong muốn, tương tác xã hội đảm bảo duy trì liên tục việc chia sẻ kiến thức của các thành viên khi tham gia học cộng tác. Hai phương pháp lý thuyết chủ yếu giải thích vai trị của tính tương tác xã hội trong học cộng tác như sau:

 Phương pháp Piagetian cho rằng học cộng tác hiệu quả bởi vì trong khi các thành

viên hợp tác với nhau có thể xảy ra xung đột. Xung đột xảy ra do các thành viên có những quan điểm và chiến lược khác nhau trong khi thảo luận một chủ đề. Khi

đó các thành viên tham gia phải thương thuyết để thống nhất một kết quả chung của nhóm [23].

 Quan điểm của [22] cho rằng cá nhân người học sẽ thay đổi theo quá trình tiếp

thu thường xuyên các hoạt động học như: Sự điều phối và sự tương tác giữa các thành viên trong quá trình xây dựng kiến thức với nhau, sự thỏa thuận giữa các thành viên trong khi giao tiếp để đạt mục tiêu chung của nhóm.

Cả hai phương pháp trên đưa ra các yếu tố chủ yếu để đánh giá các hoạt động học cộng

tác: Các thành viên tham gia học cộng tác với nhau cần phải tương tác, giao tiếp và điều

phối. Trong quá trình thảo luận, chia sẻ ý tưởng có thể xảy ra xung đột giữa các thành viên,

vì vậy các thành viên trong nhóm cần thương thuyết để đưa ra quyết định chung của nhóm [24]. Lợi ích từ việc học cộng tác cũng được [25] tóm tắt thành 4 hạng mục: xã hội, tâm lý,

giáo dục, đánh giá.

Lợi ích từ xã hội:

 Học cộng tác góp phần phát triển thành hệ thống hỗ trợ xã hội cho người học.

 Học cộng tác giúp xây dựng kiến thức đa dạng hơn giữa những người học.

 Học cộng tác tạo khơng khí tích cực cho người học khi hợp tác làm việc với nhau.

 Học cộng tác có thể nhanh chóng phát triển thành cộng đồng học tập.

 Học cộng tác giúp sinh viên tăng kỹ năng tương tác xã hội.

Lợi ích từ tâm lý:

 Sinh viên có thể học từ sinh viên khác, vì vậy sinh viên gắn bó với nhau và việc

học trở nên thoải mái hơn.

 Sinh viên hợp tác với nhau khơng cịn hoặc giảm đi những rào cản tâm lý như lo

âu hay mặc cảm hơn khi hợp tác với giáo viên.

 Học cộng tác giúp sinh viên có thái độ tích cực hơn khi làm việc với giáo viên.

Lợi ích từ giáo dục:

 Học cộng tác khuyến khích sinh viên suy nghĩ phê phán trong khi giải quyết vấn

đề.

 Sinh viên hoạt động tích cực hơn trong q trình học tập.

 Học cộng tác có lợi ích giúp tăng động cơ học cho sinh viên trong chương trình

giảng dạy. Lợi ích từ đánh giá:

 Giáo viên hoặc sinh viên có thể đánh giá luân phiên với nhau như sinh viên đánh

giá sinh viên, giáo viên đánh giá sinh viên. Vì vậy trong học cộng tác thì có có nhiều cách thức đánh giá khác nhau.

Cơng trình [25] kết luận học cộng tác có nhiều lợi ích hơn so với học cá nhân, sinh viên có suy nghĩ sáng tạo hơn, tích cực hơn, phát triển kỹ năng tâm lý xã hội. Tóm lại, việc học

cộng tác với các yếu tố: giao tiếp, tương tác, điều phối, xung đột và thương thuyết mang

lại nhiều lợi ích cho người học.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chia sẻ dữ liệu trong mạng ngang hàng không dây (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)