Định nghĩa học tập di động

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chia sẻ dữ liệu trong mạng ngang hàng không dây (Trang 33 - 34)

Đối với nhu cầu học tập hiện nay, phần lớn mọi người quen thuộc với các hình thức học truyền thống, tức là việc học bắt buộc phải đến lớp và học theo thời gian quy định. Ngoài ra, một hình thức học khá phổ biến là học từ xa qua mạng, với hình thức học này người học khơng cần đến lớp mà có thể học tại nhà. Tuy nhiên, hình thức học này cần phải có sự hỗ trợ của máy tính cá nhân (PC) kết nối mạng internet, những công nghệ cần thiết phục vụ vấn đề tương tác giữa người học và người dạy.

Gần đây với sự phát triển không ngừng của công nghệ mạng không dây và thiết bị di động đã mở ra xu hướng học tập mới, người học có thể học bất kỳ nơi đâu, ví dụ học khi đang trên xe buýt, học khi thăm viện bảo tàng, học khi đi dã ngoại, ... và người học có thể học bất kỳ thời gian nào. Với xu hướng đó, khái niệm học tập di động được quan tâm rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu từ năm 1990 trở lại đây. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm về định nghĩa học tập di động , trong đó có 3 quan điểm chính như sau:

a) Định nghĩa thứ nhất tập trung về hướng công nghệ, mô tả việc học di động là học có sử

dụng thiết bị di động như điện thoại di động, thiết bị cầm tay (PDA), máy tính xách tay (laptop) hoặc bất kỳ các thiết bị có tính di động nào. Cơng trình [26] đã đưa ra định nghĩa như sau: “Trong nền giáo dục thì bất kì các hoạt động học tập nào có trang bị hầu hết các thiết bị có tính di động như thiết bị cầm tay hoặc máy tính xách tay được biết như khái niệm học tập di động”. Một định nghĩa khác về học di động hướng công nghệ như: “ học tập di động là khả năng hỗ trợ hoạt động học tập bởi các thiết bị có tính di động như thiết bị cầm tay” [27].

b) Định nghĩa thứ hai liên hệ với việc học trực tuyến (E-Learning): học tập di động là một

phần của học trực tuyến, vì vậy học tập dùng thiết bị di động để học trải nghiệm trộn lẫn với học trực tuyến [28]. Cơng trình [26] ủng hộ quan điểm này, vì nó giữ được định nghĩa hướng cơng nghệ là đưa hình ảnh học tập trực tuyến có tính di động. Tuy nhiên, khái niệm học trực tuyến không đề cập đến đặc điểm nổi trội của học tập di động là tính di động của người học.

c) Định nghĩa thứ ba tập trung vào người học, hướng vào khả năng di động của người học,

trong đó người học có khả năng tham gia các hoạt động học mà không bị ràng buộc với vị trí nhất định. Ví dụ: các tình huống học bên ngồi lớp học như học trên tàu hỏa, xe buýt, … Định nghĩa học tập di động như sau: “Bất kì hình thức học nào xảy ra khi người

học khơng ở vị trí cố định hoặc việc học xảy ra khi người học tận dụng lợi ích của cơng nghệ di động” [29].

Như vậy, những định nghĩa trên đều đề cập đến việc học tập nhờ lợi ích của thiết bị di động và những công nghệ hỗ trợ như công nghệ mạng không dây. Học tập nhờ thiết bị di động và mạng khơng dây mang đến những lợi ích như sau:

 Người học không bị ràng buộc về thời gian, tức là học bất kỳ thời gian nào họ

muốn.

 Thiết bị di động có đặc điểm di động, vì vậy người học có thể học trong khi di

chuyển như học trên xe buýt, học kết hợp với trải nghiệm bên ngoài thế giới

thực như khảo sát viện bảo tàng, khảo sát khu di tích lịch sử,…Vì vậy, người học khơng bị giới hạn về khơng gian học.

 Ngồi ra, thiết bị di động cịn có những đặc điểm như tương tác, quản lý dữ liệu.

Những đặc điểm này mang nhiều lợi ích trong q trình học tập như giúp người học tương tác với giáo viên hoặc bạn học dễ dàng hơn và quản lý dữ liệu như bài giảng, bài tập, tài liệu tham khảo để truy cập thông tin mọi lúc mọi nơi.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chia sẻ dữ liệu trong mạng ngang hàng không dây (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)