Lựa chọn phương án:

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân gây mất ổn định và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông bằng giang tỉnh cao bằng (Trang 89)

- Bè chìm: Bè chìm có 3 loại thường dùng là bè chìm bằng cành cây, bè chìm bằng bê tông cốt thép, bè chìm bằng bê tông nhựa đường Bè chìm là

b, Lựa chọn phương án:

Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của các phương án kết cấu bảo vệ bờ sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng (từ Ko đến T100 dài 2447,15m ) kết hợp với kết quả khảo sát địa hình trên toàn tuyến nhận thấy:

+ Phương án 1: Kè có kết cấu lát mái hộ chân bằng cấu kiện ống buy đổ đá hộc là phương án có kinh phí đầu tư xây dựng thấp, đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật, hệ số an toàn ổn định cao, thời gian thi công ngắn, công nghệ thi công đơn giản nên kiến nghị chọn phương án này để áp dụng cho các đoạn kè từ Ko đến T19 dài 465 m và đoạn từ T33 đến T100 dài 1672,15m là các đoạn có mái bờ thoải.

+ Phương án 2: Kè có kết cấu lát mái hộ chân bằng tường sườn bê tông cốt thép M200 là phương án có giá thành đầu tư xây dựng lớn, tuy nhiên đây lại là phương án có hệ số ổn định cao, công nghệ thi công không quá phức tạp và đã được áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước do đó kiến nghị chọn phương án này để áp dụng cho đoạn kè từ T19 đến T33 (dưới chân cầu Bằng Giang mới) dài 310m là đoạn bờ sông bị sạt, trượt, địa chất nền yếu, nằm tại vị trí bờ lõm của đoạn sông cong, dòng chảy có xu thế thúc thẳng vào bờ.

KẾT LUẬN I. Những kết quả đạt được của luận văn I. Những kết quả đạt được của luận văn

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm cách thủ đô Hà Nội 286 km về phía Bắc, thành phố Cao Bằng là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh Cao Bằng. Với vị trí và đặc điểm tự nhiên, sông Bằng Giang là lưu vực thoát nước chủ yếu đồng thời là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, nguồn cung cấp vật liệu xây dựng chính.... cho thành phố.

Việc được đón nhận quyết định chuyển từ thị xã Cao Bằng lên thành phố vào ngày 25/9/2012 là kết quả phấn đấu của Đảng, chính quyền, nhân dân thành phố Cao Bằng nói riêng và của toàn thể nhân dân tỉnh Cao Bằng nói chung.

Kể từ ngày được công nhận là thành phố đến nay, cùng với việc xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, các công trình giao thông, hạ tầng cơ sở ở dọc hai bên bờ sông Bằng Giang dẫn đến việc lòng dẫn sông Bằng Giang ngày càng biến đổi phức tạp cộng với sự biến đổi khí hậu chung của toàn cầu dẫn đến những nguy cơ về sạt lở bờ sông Bằng Giang đặc biệt là đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng ngày càng mãnh liệt và tiềm ẩm những nguy cơ rủi ro về người và tài sản là rất lớn. Nội dung của luận văn ‘’Nghiên cứu nguyên nhân gây mất ổn định và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông Bằng Giang tỉnh Cao Bằng’’ nhằm tìm hiểu và đánh giá nguyên nhân gây mất ổn định bờ sông Bằng Giang đồng thời kiến nghị giải pháp công trình phù hợp để phục vụ việc khai thác và sử dùng nguồn nước tổng hợp hiệu quả và bền vững cũng như bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân hiện đang sinh sống dọc hai bên bờ sông cũng như góp phần cải tạo cảnh quan môi trường, tương xứng với quy mô của một trung tâm văn hóa, chính trị lớn nhất của tỉnh Cao Bằng. Những kết quả đạt được như sau:

1. Việc nghiên cứu ứng dụng công trình bảo vệ bờ sông trên thế giới và ở Việt Nam về các hình thức kết cấu công trình bảo vệ bờ và ưu, nhược điểm của các hình thức kết cấu từ đó có hướng lựa chọn hình thức kết cấu bảo vệ bờ cho khu vực nghiên cứu.

2. Đặc điểm tự nhiên và thực trạng xói lở bờ sông Bằng Giang có những nét riêng biệt cần được đi sâu tìm hiểu và khảo sát đánh giá kỹ hơn.

3. Từ việc xác định nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng xói lở bờ đưa ra sơ đồ tổng hợp các nguyên nhân xói lở bờ, tính toán vận tốc khởi động bùn cát sông Bằng Giang theo các công thức của Êri, Gan-trârop, Samốp, tính toán và đưa ra quan hệ giữa áp lực sóng lớn nhất và hệ số mái dốc. Các kết quả tính toán cụ thể xác định được chính xác nguyên nhân gây xói lở bờ sông Bằng Giang là do dòng chảy và cấu tạo địa chất yếu của lòng và đất bờ sông.

4. Các kết quả nghiên cứu, phân tích ưu, nhược điểm của các giải pháp bảo vệ bờ đã được xây dựng trên sông Bằng Giang là bài học rất tốt và có cơ sở cho giải pháp thích hợp tiếp theo.

Trên cơ sở xác định được nguyên nhân gây xói lở bờ sông, phân tích ưu, nhược điểm của các giải pháp bảo vệ bờ đã được xây dựng trên sông Bằng Giang kết hợp với các kết quả khảo sát địa chất, thủy văn, đặc trưng dòng chảy, tình hình dân sinh kinh tế, vật liệu xây dựng...tác giả đã phân tích đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ trên sông Bằng Giang với cả các giải pháp công trình cũng như các giải pháp phi công trình.

5. Ứng dụng kết quả nghiên cứu để đề xuất giải pháp thiết kế kè bờ Tả sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng từ Ko đến T100 dài 1964m: Dựa vào đặc điểm địa hình, kết quả khảo sát địa chất công trình tác giả đưa ra 3 dạng kết cấu để tính toán, so chọn phương án. Thông qua kết quả tính toán ổn định tổng thể kè theo phương pháp Bishop bằng phần mềm Geoslope, kết quả tính toán kinh phí đầu tư xây dựng kết hợp với việc phân

tích ưu, nhược điểm của các từng phương án tác giả đề xuất giải pháp thích hợp cho kè bờ Tả sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng từ Ko đến T100 dài 2447,15m như sau:

+ Áp dụng phương án 1: Kè có kết cấu lát mái hộ chân bằng cấu kiện ống buy đổ đá hộc đối với các đoạn từ Ko đến T19 dài 465m và đoạn từ T33 đến T100 dài 1672,15m là các đoạn có mái bờ thoải

+ Áp dụng phương án 2: Kè có kết cấu lát mái hộ chân bằng tường sườn bê tông cốt thép M200 cho đoạn từ T19 đến T33 (dưới chân cầu Bằng Giang mới) dài 310m là đoạn bờ sông bị sạt, trượt, địa chất nền yếu, nằm tại vị trí bờ lõm của đoạn sông cong, dòng chảy có xu thế thúc thẳng vào bờ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân gây mất ổn định và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông bằng giang tỉnh cao bằng (Trang 89)