Phương án 3: Kè có kết cấu lát mái hộ chân bằng tường đá xây có

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân gây mất ổn định và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông bằng giang tỉnh cao bằng (Trang 74 - 77)

- Bè chìm: Bè chìm có 3 loại thường dùng là bè chìm bằng cành cây, bè chìm bằng bê tơng cốt thép, bè chìm bằng bê tơng nhựa đường Bè chìm là

c, Phương án 3: Kè có kết cấu lát mái hộ chân bằng tường đá xây có

Hình 3.13: Kết cấu kè lát mái hộ chân bằng tường đá xây

Chân kè:

- Chân kè bằng đá xây VXM M100 cao 3,0m, đáy rộng 3,25m, khóa đỉnh bằng bê tông cốt thép M200 dày 75cm. Cao độ đáy tường +175,00m cao độ đỉnh tường +178,00m.

- Phía ngồi giáp sơng gia cố bằng đá hộc lát khan dày 60cm trên lớp đá hộc thả rối đường kính D>=30cm để chống xói chân kè.

Kết cấu chân kè như hình 3.14

Hình 3.14: Kết cấu chân kè bằng tường đá xây

Mái kè: Nối liền giữa chân kè và đỉnh kè với hệ số mái m=2,0 được chia thành 2 phần:

- Phần mái kè nằm dưới cao trình +181.00m chịu tác động của dịng chảy trong thời gian dài nên chọn kết cấu mái bằng các cấu kiện tơng đúc sẵn M200 kích thước (40x40x15)cm đặt trong các khung bê tơng cốt thép M200 kích thước mặt cắt ngang (0,25x0,5)m. Kết cấu mái từ dưới lên trên bao gồm các lớp sau:

1. Lớp vải lọc được trải từ dưới lên, các mép vải lọc yêu cầu chồng lên nhau 50cm;

2. Lớp dăm lót dày 10cm có tác dụng làm giảm lưu tốc dịng chảy và làm phân bố đều lực tác dụng của các cấu kiện bê tông đúc sẵn lên lớp vải lọc.

3. Lớp áo bảo vệ được lắp ghép từ các cấu kiện bằng bê tơng đúc sẵn M200 kích thước 40x40x15cm.

- Phần mái kè nằm trên cao trình +181.00m chịu tác động của dòng chảy trong thời gian ngắn nên chọn kết cấu mái bằng các cấu kiện tơng đúc sẵn M200 có lỗ rỗng để trồng cỏ đặt trong các khung bê tơng cốt thép M200 kích thước mặt cắt ngang (0,25x0,5)m. Kết cấu mái từ dưới lên trên bao gồm các lớp sau:

1. Lớp vải lọc được trải từ dưới lên, các mép vải lọc yêu cầu chồng lên nhau 50cm;

2. Lớp cát lót dày 10cm.

3. Lớp cấu kiện bằng bê tông đúc sẵn M200 có lỗ rỗng để trồng cỏ. Trên mái kè dọc theo chiều dài tuyến, khoảng 200m bố trí một bậc lên xuống kết hợp rãnh tiêu nước bằng đá xây VXM M100 với chiều rộng bậc 1,6m, bước bậc 0,15x0,3m.

Đỉnh kè: Ở cao trình + 185,0m có bố trí khóa đỉnh mái, rãnh thốt nước và đường quản lý rộng 3,0m. Khung khóa đỉnh mái kết cấu bằng bê tông cốt thép M200 đổ tại chỗ, bê tơng lót M100 dày 10cm. Rãnh nước dọc đỉnh kè mặt cắt ngang hình chữ nhật, kích thước bxh=30x30cm, kết cấu rãnh bằng bê tơng M200, thành dày 10cm, đáy dày 10cm, bên dưới là lớp lót bê tơng M100 dày 5cm. Đường quản lý trên đỉnh kè rộng 3m, lát gạch lục lăng có kích thước 160x160x60mm dưới lớp cát đệm dày 10cm có bố trí lan can bảo vệ bằng thép.

3.5.9. Tính tốn ổn định tổng thể kè a, Trường hợp tính tốn a, Trường hợp tính tốn

Tính tốn cho 02 trường hợp:

- Trường hợp 1 (Tổ hợp tải trọng thời kì thi cơng): Phía sơng khơng có nước, trên mặt đất sau lưng tường có tải trọng phân bố đều q= 10 kN/m2, chiều rộng phân bố B= 4m.

- Trường hợp 2 (Tổ hợp tải trọng đặc biệt): Mực nước phía sơng ở cao trình +180,9m (mực nước bình quân năm), mực nước ngầm ở cao trình + 184,46m (mực nước lũ thiết kế P=10%), hệ thống lỗ thoát nước thân kè bị tắc.

Trong luận văn này tính cho 03 mặt cắt tại T26 (Ko + 815); T56 (Ko + 1270) và tại mặt cắt T80 (Ko + 1840).

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân gây mất ổn định và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông bằng giang tỉnh cao bằng (Trang 74 - 77)