PHẦN 5 : NHÂN SỰ
18. Văn hóa doanh nghiệp
18.1. Tác dụng của văn hóa doanh nghiệp
Ø Tạo động lực làm việc
VHDN giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. VHDN cịn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. VHDN phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm cơng việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một mơi trường hồ đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tơn trọng.
Ø Điều phối và kiểm sốt
VHDN điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
Ø Giảm xung đột
VHDN là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hố chính là yếu tố giúp mọi người hồ nhập và thống nhất.
Ø Lợi thế cạnh tranh
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.
18.2. Yếu tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Ø Tạo dựng vào truyền bá những giá trị chung
Nhà lãnh đạo phải xây dựng được giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp và truyền bá để mọi nhân viên tin tưởng vào những giá trị chung đó. Những giá trị này cần được coi như là nguyên tắc hướng dẫn mọi hoạt động của tất cả nhân viên doanh nghiệp, phải ăn sâu vào tiềm thức của mọi nhân viên.Ví dụ: Quy định đi làm đúng giờ, quy định ứng xử trong công việc,...
Ø Tuyển chọn nhân viên
Tuyển chọn những người phù hợp với công ty. Thứ nhất, nhân viên phải có kỹ năng, kiến thức phù hợp với tính chất công việc của công ty. Thứ hai, nhân viên phải có tính cách, giá trị đạo đức…phù hợp với giá trị chung của cơng ty. Với tính chất là cơng ty kinh doanh thực phẩm trực tuyến, yêu cầu phải là người có kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, kinh doanh, tin học…là người làm việc được độc lập , nhanh nhạy, có khả năng tiếp nhận những khách hàng qua mạng. (cụ thể hơn trong mục kế hoạch tuyển dụng)
Ø Hòa nhập
Lựa chọn những nhân viên có kinh nghiệm, tích cực, gương mẫu để hướng dẫn cho những nhân viên mới vào công ty, giúp các nhân viên mới nhanh chóng hiểu được những giá trị, nguyên tắc làm việc…của công ty.
Ø Đào tạo
Đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc cho nhân viên, để nhân viên thực sự trở thành tài sản của công ty. ( cụ thể hơn trong mục kế hoạch đào tạo)
Ø Đánh giá
Cần lập một hệ thống đánh giá thưởng phạt nghiêm minh. Chọn ra những người làm việc tốt nhất để biểu dương, khen thưởng theo tháng, quý hoặc năm. Đây là động lực để nhân viên nỗ lực hồn thành cơng việc, gắn bó lâu dài với cơng ty.
Ví dụ: Tổ chức các buổi đánh giá tổng kết nhân viên, biểu dương, khen thưởng các cá nhân tập thể có thành tích tốt, làm việc hiệu quả. Thực hiện đãi ngộ thưởng theo doanh số, tăng lương, tổ chức du lịch cho công ty nếu thực hiện mục tiêu đề ra,…