Nền tảng hệ thống quản lý công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi tiêu công ở việt nam (Trang 33 - 36)

Chương II : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.3. Cải cách bộ máy quản lý chi tiêu công ở Việt Nam giai đoạn sau đổi mớ

2.3.1. Nền tảng hệ thống quản lý công ở Việt Nam

2.3.1.1. Nền chính trị nhà nước Việt Nam

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước đơn nhất, có các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm 5 thể chế, đó là Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

Tổ chức Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, đại biểu Quốc hội do nhân dân bầu cử.

2.3.1.2. Nền hành chính cơng

Nền hành chính cơng của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã.

 Chính phủ

Chính phủ bao gồm Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng và người đứng đầu các cơ quan ngang bộ. Chính phủ là cơ quan thừa hành của Quốc hội và là cơ quan cao nhất của nền hành chính Nhà nước. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phịng, an

ninh, đối ngoại; đảm bảo hiệu lực của bộ máy Nhà nước; bảo đảm việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền lực của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ( Hiến pháp 1992).

Việc tổ chức các cuộc họp nhằm thảo luận các kế hoạch hằng năm và á dự thảo ngân sách để trình lên Quốc hội, các dự thảo phát triển quốc gia, dự thảo ngân sách, phòng thủ quốc gia và các vấn đề liên quan tới cơ cấu của các cơ quan Chính phủ.

Hiện nay có 20 Bộ và 6 cơ quan ngang Bộ, 13 cơ quan trực thuộc Chính phủ. Cấu trúc của các cơ quan này đều bao gồm cục ( hoặc tổng cục), Văn phòng bộ trưởng, Viện nghiên cứu và các Trường đào tạo, Các đơn vị sự nghiệp, Các doanh nghiệp Nhà nước.

 Thủ tướng và các Bộ trưởng

Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ do quốc hội bầu ra, bãi miễn hoặc miễn chức theo yêu cầu của Chủ tịch nước. Phó Thủ tướng là người nhận nhiệm vụ do Thủ tướng giao. Quốc hội phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng về việc bổ nhiệm và bãi miễn đối với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng.

Các Bộ trưởng có hai vai trị, vừa là thành viên của Chính phủ, vừa là người đứng đầu các Bộ, chịu trách nhiệm trong quản lý Nhà nước ở các cơ quan đã giao và các lĩnh vực thuộc quyền hạn của họ, nhận chỉ thị và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.

 Chính quyền địa phương

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực cuat Nhà nước, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên. Nhiệm kỳ của mỗi khóa là 5 năm đối với hội đồng nhân dân.

Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra và là cơ quan chấp hành của nó. Ủy ban nhân dân chịu sự trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân

dân cấp trên. Việc chỉ đạo của hai cơ quan này đơi khi cịn thể hiện sự xung đột trong mục tiêu đường lối, làm cản trở hoạt động của Ủy ban nhân dân.

Số lượng phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ trung ương quy định, số lượng công chức ở các cấp là khác nhau, và có từ 9 đến 11 thành viên cấp tỉnh, ở cấp huyện là từ 7 đến 9, và cấp xã là từ 3 đến 5.

 Đặc tính cơ bản của chi tiêu cơng ở Việt Nam:

Khu vực thứ nhất là chi tiêu công phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế. Những khoản chi chúng ta vẫn thường gọi là chi phát triển kinh tế. Chúng bao gồm nhiều khoản mục khác nhau và tất cả chúng đều có liên quan trực tiếp đến việc thiết lập một nền tảng tốt hơn cho phát triển kinh tế. Loại chi tiêu công này được mong đợi là góp phần nâng cao sản lượng của nền kinh tế. Các khoản chi tiêu này được biết đến như là các khoản chi cho đầu tư và phát triển. Một số những khoản chi tiêu này là chi tiêu cho nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải và thông tin, thương mại và công nghiệp, năng lượng, và một số khoản chi khác. Theo như các số liệu thống kê, ngân sách chi cho đầu tư phát triển chiếm tỉ trọng cao so với tổng chi tiêu, nhằm xây dựng cơ sở vững chắc cho nền kinh tế.

2.3.1.3. Mối quan hệ giữa Chính phủ và Đảng trong quản lý cơng

Suốt thời kỳ đấu tranh thống nhất và ổn định đất nước lâu dài, Đảng đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành nền hành chính cơng và lịch sử đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo của Nhà nước và xã hội, quyết định các chiến lược phát triển đất nước, tạo cơ sở cho việc điều hành của Chính phủ.

Trong suốt thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sự can thiệp trực tiếp và thường xuyên của Đảng đối với hoạt động điều hành của Chính phủ đã trở thành một rào cản đối với hoạt động Nhà nước hiệu quả, các cơ quan ra quyết định chủ chốt không phải các cơ quan Chính phủ mà là các cơ quan trực thuộc Đảng. Tuy nhiên dưới quá trình cải cách tồn bộ hệ thống kinh tế chính trị, các chức năng và mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước được tập trung làm rõ.

Thực tế ở Việt Nam, cải cách quản lý chi tiêu cơng có sự tham gia về mặt chính trị sâu sắc, đặc biệt trong quá trình đổi mới, Đảng đã chuyển sang chia sẻ quyền lực với các tổ chức chính trị khác nhau, trong đó có cả Chính phủ. Tuy

nhiên, dù việc nhận thức cải cách hành chính như là một phần trong q trình đổi mới của tồn bộ hệ thống chính trị là hồn toàn đúng đắn, nhưng nội dung và phương hướng đổi mới chưa đủ nhanh chóng và mạnh mẽ, chưa tạo được tác động đáng kể lên q trình cải cách chính trị cục bộ. Một vấn đề nữa được coi là nhược điểm của Nhà nước Việt Nam là sự can thiệp quá mức của Đảng. Đảng khơng chỉ xác định đường lối chính mà cịn can thiệp vào các quyết định hằng ngày của đời sống chính trị. Mặc dù trong lý thuyết, các chính sách quan trong của Chính phủ phải được Quốc hội phê chuẩn nhưng thực tế, Đảng cộng sản Việt Nam lại cân nhắc quyết định cuối cùng. Các vấn đề tồn đọng như trên cho thấy sự thiếu đồng bộ và nhất quán của hệ thống chính trị, tạo nên rào cản rất lớn đối với việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế chính trị xã hội nói chung và chính sách chi tiêu cơng nói riêng.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi tiêu công ở việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)