Xuất phương hướng tiếp tục cải cách hệ thống bộ máy quản lý ch

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi tiêu công ở việt nam (Trang 55 - 59)

Chương II : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.2. xuất phương hướng tiếp tục cải cách hệ thống bộ máy quản lý ch

công cho Việt Nam

Trong dài hạn, nhóm nghiên cứu nhận thấy có những nội dung cải cách vẫn cần phải đặt trọng tâm, dựa trên những bài học cải cách của các quốc gia đi trước và tình hình thực tế của bộ máy quản lý chi tiêu cơng ở Việt Nam, đó là:

 Cơng tác quản lý nhân lực của bộ máy công vụ

Để thực hiện cải cách bộ máy quản lý chi tiêu công thành công, Việt Nam trong dài hạn luôn luôn phải chú ý đến xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có tính chun nghiệp, tính trách nhiệm cao,có nền tảng đạo đức, kiến thức công phù hợp với yêu cầu của một nền quản trị công hiện đại, nhất là trong quá trình hội nhập mở cửa mạnh mẽ. Và hiện tại thì vấn đề “ Đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn có nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, tệ quan liêu, tham nhũng, những sách nhiễu nhân dân vẫn còn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong mộ bộ phận cán bộ công chức” ( Nghị quyết 30c/NQ-CP )

Những vấn đề trên thực tế vẫn luôn luôn tồn tại. Để hạn chế thấp nhất có thể, một số giải pháp được nêu ra như:

- Xây dựng nền cơng vụ có tính mở, có sự trao đổi dịch chuyển nhân lực với khu vực tư nhân.

- Tiếp tục phân cấp quản lý, trong đó Chính phủ chỉ đưa ra các nguyên tắc, định hướng chính sách và mục tiêu, yêu cầu trong quản lý nhân lực của bộ máy quản lý khu vực công

- Chuyển sang đánh giá công chức theo hiệu quả phát huy công việc, chứ khơng phải tiêu chí có chấp hành chính sách hay khơng và có tuân thủ theo luật định. - Chuyển trọng tâm tuyển dụng từ bằng cấp sang năng lực, năng lực là sự kết hợp

giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ trong công việc.

- Tiếp tục thực hiện phân cấp, phân quyền, tiếp tục đẩy mạnh trao quyền tự chủ, quyền quyết định và phân định rõ phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp đối với chi tiêu công.

- Phân cấp trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước với các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước. Phân cấp gắn việc quản lý và sử dụng nhân sự, phối hợp cùng thực hiện hiệu quả chi tiêu công.

 Cải cách quản lý tổng thể

- Bảo đảm cho các cấp chính quyền địa phương có sự chủ động hơn trong thu chi ngân sách, trên cơ sở đó linh hoạt hơn trong việc bố trí và thực hiện kế hoạch và cơng tác chun mơn tại địa phương mình. Cần tạo điều kiện cho địa phương có nguồn thu độc lập

- Tăng cường quản lý chu trình ngân sách, giúp cho các cơ quan quản lý khớp nhau về kế hoạch hoạt động, chủ động điều chỉnh kịp thời để đem lại hiệu quả cao nhất và giảm bớt chi phí và thất thốt. Đồng thời cần thay đổi tiêu chí phân bổ ngân sách chi cơng dựa trên yếu tố đầu ra thay vì yếu tố đầu vào.

- Cần hoàn thiện hệ thống định mức chi tiêu cụ thể, hợp lý.

- Việc khốn biên chế và chi phí hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp cần được hoàn chỉnh và áp dụng.

- Tăng cường kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí, từ đó chấn chỉnh kỷ luật trong các cơ quan, đơn vị.

- Phân cấp rõ ràng về quản lý ngân sách, bảo đảm cho các cấp chính quyền địa phương có sự chủ động lớn hơn về nguồn thu và thẩm quyền quyết định chi ngân

sách, trên cơ sở đó chủ động bố trí và thực hiện kế hoạch hoạt động quản lý nhà nước và công tác chuyên môn tại địa phương mình.

 Cải cách bộ máy quản lý

Thứ nhất, Bộ máy tổng thể của quản lý khu vực cơng nhìn chung vẫn cịn nặng nề, phức tạo, trùng lặp về chức năng và phạm vị thẩm quyền, dẫn đến độ trễ của việc thi hành các quyết sách và đáp ứng nhu cầu hàng hóa dịch vụ cơng cịn lớn. Tuy Luật ngân sách đã ban hành sửa đổi, nhưng quyền quản lý vẫn tập trung ở trung tâm. Cần tinh giảm bộ máy quản lý, phân cấp trách nhiệm quyền hạn rõ ràng, kết hợp giữa khu vực tư với khu vực công để tận dụng được lợi thế cạnh tranh, giúp giảm chi phí, nắm bắt nhu cầu và thông tin phản ứng kịp thời từ phía người dân. Từ đó cần phải kết hợp với khả năng giải đáp và chịu trách nhiệm về thông tin phản hồi và hiệu quả đầu ra. Trách nhiệm ở đây bao gồm cả trách nhiệm từ bộ máy quản lý và cả từ phía người dân. Trách nhiệm nhà nước thể hiện qua việc cung cấp các dịch vụ công hiệu quả đến người dân, mục tiêu dân chủ, ban hành quyết định và giải thích chặt chẽ để nhận được sự tin tưởng từ phía dân. Trách nhiệm của người dân xuất phát từ khẩu hiệu “ Dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra”, bên cạnh đó, người dân cịn có quyền được biết về các hoạt động chi tiêu cụ thể khu vực cơng, quyền tham gia góp ý ban hành thực thi chính sách, và do đó trách nhiệm giải trình càng cần được đề cao, tính cơng khai, minh bạch càng phải được cải thiện.

Thứ hai, tăng cường quản lý chu trình ngân sách. Quản lý tốt hơn chu trình ngân sách giúp cho các cơ quan, đơn vị khớp nối giữa kế hoạch hoạt động với kế hoạch tài chính, từ đó có đầy đủ và kịp thời các nguồn lực tài chính để chủ động thực thi các nhiệm vụ

Thứ ba, hoàn thiện các chế độ, định mức chi tiêu. Các định mức chi tiêu hợp lý giúp các cơ quan, đơn vị tính tốn chính xác hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng như có căn cứ khoa học để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp. Cần tiếp tục hồn thiện các định mức chi tiêu cụ thể - đặc biệt trong lĩnh vực

hành chính, trên cơ sở khách quan và sát hợp hơn với thực tế, theo hướng tạo ra sự chủ động cho cơ quan, đơn vị và khuyến khích tiết kiệm.

 Áp dụng tiến bộ công nghệ thông tin (CNTT)

Cần áp dụng thực hiện tích hợp và đồng bộ các hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện có; xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia, củng cố các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tăng cường hiệu quả khai thác các hệ thống CNTT trong chỉ đạo điều hành cũng như trong q trình dự báo kinh tế - tài chính, phân tích tác động chính sách; và tiến hành xây dựng Hệ thống thông tin quản lý tài chính chính phủ . Nhiều dự án CNTT quan trọng đã xây dựng và triển khai có hiệu quả như: Hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS); Hệ thống thông tin quản lý nợ (DMFAS); Hệ thống quản lý thuế tập trung; Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS); các hệ thống ứng dụng CNTT trong quản lý tài sản công; quản lý thị trường chứng khoán….Việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực cơng tác quản lý tài chính - ngân sách, thúc đẩy cải cách hành chính, giảm chi phí tuân thủ thực hiện thủ tục hành chính cho của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan. Thông qua ứng dụng CNTT, công khai, minh bạch về tài chính - ngân sách cũng từng bước được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình. Đồng thời, việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT thời gian qua còn tạo ra các cơ hội để thực hiện cải cách quản lý tài chính cơng thuận lợi hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi tiêu công ở việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)