Đánh giá quá trình cải cách quản lý chi tiêu công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi tiêu công ở việt nam (Trang 53 - 55)

Chương II : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Đánh giá quá trình cải cách quản lý chi tiêu công ở Việt Nam

Sự ảnh hưởng của Internet và công nghệ thông tin là những nhân tố quan trọng giúp người dân nắm bắt được nhanh chóng kịp thời những thông tin mới

nhất về mọi vấn đề. Truyền thơng cũng đóng góp khơng ít vào cầu nối giữa Nhà nước và công dân, những sai phạm đã được thẳng thắn đưa ra ánh sáng phê bình và có những biện pháp xử phạt thích đáng. Thông tin về chi tiêu công cũng đã được đưa ra công bố thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, tạo ra bầu khơng khí lành mạnh cho việc học hỏi và nâng cao. Trong thời cuộc mở cửa hội nhập, việc hoạt động của các tổ chức quốc tế cũng đã tạo ra những thuận lợi đối với quá trình cải cách, trao đổi kinh nghiệm cải cách với nhau, đồng thời môi trường thế giới đã và đang thay đổi đồng loạt, thúc đẩy cho việc thay đổi của Chính phủ.

Mặc dù đổi mới bộ máy quản lý tài chính cơng khơng đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhưng đã đánh dấu những bước đột phá quan trọng. Tuy nhiên nền tài chính cơng vẫn cịn dáng dấp theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:

-Cơ cấu tổ chức còn nặng nề, cồng kềnh, phân bổ chức năng còn trùng lặp và chưa rõ ràng.

-Phương pháp điều hành lạc hậu, thiếu sự chủ động và linh động.

Khoảng cách giữa các chiến lược và thực tế nằm ở mức độ quản lý và hiệu quả của chính bản thân những người quản lý, họ muốn thay đổi đến đâu và kỷ luật họ đặt ra là như thế nào. Chính sự cam kết với nhận thức vào hành động trong thực tiễn để làm tăng ý thức và tạo ra kế hoạch cải cách phù hợp với đương thời sẽ đẩy lùi được các vấn nạn về tham nhũng, quan liêu bao cấp, hối lộ và các vấn nạn xã hội.

Thực tế cho thấy, ở các cơ quan địa phương, phần lớn các viên chức cấp huyện, xã và người dân địa phương cịn có rất ít nhận thức về bộ máy quản lý chi tiêu công ở Việt Nam. Các nhà lãnh đạo cấp cao bao gồm cả những người đứng đầu các Bộ, các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố đã không đánh giá được tầm quan trọng của cải cách bộ máy quản lý và xem đó là nhiệm vụ sau những nhiệm vụ khác. Ở Việt Nam đã đưa vào áp dụng các kênh thơng tin Chính phủ trực tuyến, tuy nhiên phổ biến một điều là các chính sách cơng khơng phải lúc nào cũng được công khai. Các hoạt động tuyên truyền và phổ biến về cải cách bộ máy quản lý chi tiêu công đã khơng được tổ chức có hệ thống thơng qua các

kênh thơng tin thích hợp. Hơn nữa, chính sự cam kết với mức độ khơng cao từ phía các cấp trung ương đã tạo ra kết quả cải cách trì trệ, đặc biệt là ở chính cấp trung ương. Thiếu cam kết là hậu quả trực tiếp từ việc thiếu nhận thức và thiếu năng lực quản lý thực sự, các chính sách cải cách cần mang tính chiến lược, chắc chắn và mang tính khả thi, phù hợp với năng lực và bối cảnh nhà nước trong từng thời kỳ. Tuy nhiên thực tế, các chính sách quản lý tài chính cơng cịn thiếu chiến lược dài hạn, chưa đồng bộ và nhất quán. Việc quá để ý đến các thủ tục hành chính và bộ máy phân cấp quản lý còn quá cồng kềnh dẫn tới độ trễ của việc cung ứng dịch vụ công cho nhân dân.

Khả năng tổ chức quản lý chi tiêu công là rất quan trọng, nhưng khả năng này tại Việt Nam còn tỏ ra chưa đáp ứng đủ yêu cầu, ở cả cấp trung ương và địa phương, cộng với chưa có một cơ chế quản lý hiệu quả, thiếu sự tham vấn của các chuyên gia và đội ngũ nhân lực chuyên môn chưa đủ đáp ứng.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi tiêu công ở việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)