Giai đoạn 1990 đến nay

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chuyển dịch cơ cấu ngành hàn quốc từ 1996 đến nay (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI HÀN QUỐC

2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 1962 2016

2.2.3 Giai đoạn 1990 đến nay

Đây là giai đoạn Hàn Quốc thực hiện chính sách “kinh tế mới” và “tồn cầu hóa”. Thời kì này, trong cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc chứng kiến sự gia tăng mãnh mẽ của ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân trong khi tỉ trọng các ngành công nghiệp và nông nghiệp đều giảm. Đây là xu hướng mới trong thay đổi cơ cấu kinh tế, xuất hiện chủ yếu ở quốc gia có nền kinh tế phát triển, phần nào thể hiện quốc gia đã thực hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hóa đất nước.

1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Hình 3. Cơ cấu GDP theo ngành của Hàn Quốc giai đoạn 1990 - nay

Nông nghiệp (%GDP) Công nghiệp (%GDP) Dịch vụ (%GDP)

(Nguồn: Worldbank)

Tuy có sự giảm sút về tỉ trọng trong nền kinh tế nhưng ngành cơng nghiệp trong thời kì này vẫn rất phát triển với quy mô lớn hơn và tiếp tục điều chỉnh theo hướng hiện đại hóa. Tỷ trọng nơng nghiệp giảm liên tục từ 8,42% năm 1990 xuống chỉ còn 2,2% năm 2016 nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Thương mại và dịch vụ đặc biệt phát triển, thu hút ngày càng nhiều lao động.

Kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn này tăng trưởng không ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP từ 1990 -1995 trung bình là 8,6% nhưng trong hai năm 1992 và 1993 chỉ đạt hơn 6% một chút. Năm 1997, 1998 Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á làm GDP năm 1998 giảm xuống mức -5,47%. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện nhiều biện pháp để thảo gỡ khó khăn như: vay khẩn cấp Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) 57 tỉ USD với những điều khoản ngặt nghèo, tiến hành cải cách mãnh mẽ, xây dựng kinh tế thị trường dân chủ, xóa bỏ quyền lực của các nhà tài phiệt, coi trọng cơng ty vừa và nhỏ, chống câu kết chính trị - kinh doanh , mặt khác áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng”.

Trong những năm từ 2000- nay, GDPpc của Hàn tăng mạnh từ 11947,6 USD năm 2000 tăng lên 27538,8 USD năm 2016. Việc này đồng nghĩa với mức sống của người dân tại nước này tăng cao. Đồng thời , sự tăng trưởng hơn nữa của ngành dịch vụ thể hiện tỉ trọng dịch vụ tăng từ 57,5% năm 2000 lên 61,2% năm 2008 tuy sau đó có giảm ở giai đoạn 2009 -2016 nhưng không đáng kể và vẫn duy trì ở mức 59-60% tổng GDP.Một phần của sự phát triển các ngành liên quan

đến dịch vụ của Hàn khơng thể khơng kể đến ngành cơng nghiệp giải trí với các bộ phim truyền

hình nổi tiếng ( tiêu biểu như “Bản tình ca mùa đơng” - 2002 ) và các bài hát K-pop từ năm 2000 đã bắt đầu chinh phục công chúng nước ngoài (Sorry sorry–Super Junior, Day by Day – BIGBANG,...). Từ đó dẫn tới sự ra đời của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu và làn sóng này

đạt đến đỉnh điểm vào năm 2012 với ca khúc nổi tiếng khắp toàn cầu "Gangnam Style” của nam ca sỹ Psy. Giai điệu vui nhộn, dễ nhớ cùng những bước nhảy hài hước, ngộ nghĩnh xuất hiện trong bài hát đã cuốn hút người hâm mộ khắp nơi trên thế giới, góp phần gia tăng số lượng người u mến văn hóa giải trí Hàn Quốc, quảng bá du lịch cho nước này cũng như nhiều loại hình dịch vụ khác .

Trong chính sách và mục tiêu kinh tế mới mà tổng thống Roh Moo Hyun đề ra năm 2003 đã đưa ra mục tiêu biến Hàn Quốc thành một trung tâm thương mại – dịch vụ của khu vực Đông Bắc Á. Trước sự phát triển của các ngành dịch vụ mà mũi nhọn là ngành cơng nghiệp làm đẹp - giải trí cùng với sự lan tỏa của “làn sóng Hàn Quốc” chính phủ Hàn Quốc xác định rõ xuất khẩu văn hóa sẽ là kinh tế mũi nhọn của Hàn Quốc trong thế kỉ XXI này. Nó khơng chỉ đem lại nguồn lợi khổng lồ về kinh tế mà cịn góp phần quảng bá hình ảnh của Hàn Quốc, gia tăng vị thế của đất nước này trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chuyển dịch cơ cấu ngành hàn quốc từ 1996 đến nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)