Thương mại tự do

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chuyển dịch cơ cấu ngành hàn quốc từ 1996 đến nay (Trang 50 - 51)

CHƯƠNG II I : GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

3.2. Một số kiến nghị về chính sách phát triển kinh tế thông qua hiệu quả chuyển dịch

3.2.1 Thương mại tự do

Nền kinh tế Việt Nam muốn phát triển mạnh càng phải đẩy mạnh q trình hội nhập kinh tế tồn cầu trên cơ sở kết hợp chặt chẽ cải cách trong nước và mở cửa ra thế giới. Trên cơ sở đó, chính sách cải cách trong nước và hội nhập kinh tế thế giới gồm các nội dung sau:

Thực hiện mạnh mẽ chính sách dân chủ hố về kinh tế trên cơ sở các nguyên tắc hiến định là tự do kinh doanh, tự do khế ước trong khuôn khổ pháp luật. Mọi cơng dân Việt Nam có đủ điều kiện theo luật định đều có quyền tự mình hoặc liên kết với những người khác thành lập doanh nghiệp hoặc kinh doanh trên mọi lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật khơng cấm.

Đề ra các chính sách thương mại phù hợp và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngồi FDI. Mục tiêu của chính sách thu hút FDI của Việt Nam là thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao động và mở rộng xuất khẩu. Hoạt động thu hút FDI liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, rõ ràng, thơng thống, bình đẳng và có khả năng cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. Với việc thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn, đặc biệt là nguồn vốn từ các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Đức,…Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi để học hỏi các công nghệ hiện đại cùng kinh nghiệm quản lý hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước nhà.

Bên cạnh việc mở cửa thu hút nguồn vốn FDI, chúng ta cần phải chọn lọc sử dụng hiệu quả nguồn FDI hơn là chạy theo số lượng, phải tính đến kiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững trong đó bao gồm đảm bảo về mơi trường.

 Nên hướng FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, các ngành cơng nghệ cao, ít tiêu tốn năng lượng, không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đồng thời vẫn đảm bảo các điều kiện của môi trường.

 Cần tạo ra sự liên kết giữa các khu vực FDI với các ngành sản xuất nội địa tạo ra chuỗi liên kết sản xuất và húc đẩy sản xuất nội địa phát triển cũng như tạo ra các ngành phụ trợ để hạn chế việc nhập khẩu các thiết bị hay bộ phận mà Việt Nam có thể sản xuất ra được.  Cần có định hướng về quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Việt Nam theo lĩnh vực và theo nhóm ngành liên kết với khu vực FDI dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chuyển dịch cơ cấu ngành hàn quốc từ 1996 đến nay (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)