Đào tạo nguồn lực lao động

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chuyển dịch cơ cấu ngành hàn quốc từ 1996 đến nay (Trang 51 - 52)

CHƯƠNG II I : GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

3.2. Một số kiến nghị về chính sách phát triển kinh tế thông qua hiệu quả chuyển dịch

3.2.2. Đào tạo nguồn lực lao động

Để thu hút vốn đầu tư FDI, cũng cần cung cấp một lực lượng lao động đặc biệt có trình độ, năng động và tận tâm, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng được với trình độ cơng nghệ mới và hiện đại. Nên thanh lọc và tư nhân hóa các trường dạy nghề, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể tham gia quản lý và đào tạo nghề trực tiếp, tránh trường hợp có quá nhiều trường dạy nghề do các địa phương quản lý với quy mơ nhỏ, trình độ yếu kém.

Đẩy mạnh cải cách chất lượng nguồn nhân lực: Việt Nam có dân số vàng nhưng chất lượng nhân lực thấp. Nhằm đáp ứng u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, phải bảo đảm nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; chú trọng phát triển theo chiều sâu, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế; tăng năng suất lao động, tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực. Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, chú trọng vào thực tiễn chất lượng chứ không phải lấy số lượng cho đủ chỉ tiêu, tiếp thu cơng nghệ hiện đại, có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và tổ chức giáo dục, đào tạo nghề.

Kí kết hợp tác song phương, trao đổi đào tạo nguồn nhân lực với các cường quốc trên thế giới. Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do: Hiệp định trong nội khối ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản, ASEAN- Úc-Niu-di-lân, ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Chi lê, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với việc kí kết các hiệp định hợp tác quốc tế, Việt Nam, ngoài cơ hội thu hút nguồn vốn nước ngồi lớn, chủn giao

cơng nghệ hiện đại cịn có cơ hội trao đổi nguồn nhân lực với các cường quốc trên thế giới, điển hình là chiến lược phát triển nguồn nhân lực giữa hai nước Việt Nam- Nhật Bản, hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam- Hàn Quốc,…

Thực hiện hóa các chính sách thu hút người tài hồi hương để xây dựng đất nước như chính sách trả lương cho họ bằng với mức lương khi họ làm việc ở nước ngồi, chính sách hỗ trợ cho gia đình họ có chất lượng cuộc sống tốt và đảm bảo,… để họ có thể n tâm cơng tác, nghiên cứu khoa học, cống hiến cho Tổ quốc.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chuyển dịch cơ cấu ngành hàn quốc từ 1996 đến nay (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)