Giáo dục và hoạt động R&D

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chuyển dịch cơ cấu ngành hàn quốc từ 1996 đến nay (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI HÀN QUỐC

2.3. Yếu tố góp phần tạo nên thành cơng

2.3.1. Giáo dục và hoạt động R&D

a. Giáo dục

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, nhất thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật, nghĩa là phải đầu tư vào giáo dục – đào tạo; chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao chính là tiền đề thành cơng của các nước phát triển. Kinh nghiệm cho thấy, chưa có một quốc gia phát triển nào có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trong bối cảnh giáo dục không nổi trội.

Ngay từ hơn 1200 trước, Hàn Quốc đã coi trọng giáo dục bằng việc tuyển quan lại thông qua thi cử, tuy nhiên, cho đến giữa thế kỷ 19, do không tiếp nhận nền văn minh mới với trọng

của Nhật Bản. Một quốc gia từng đi trước Nhật lại không sớm tiếp nhận văn minh và rơi vào tay của Nhật, điều này đã khiến người dân Hàn Quốc tự kiểm điểm sâu sắc và nhanh chóng bắt tay vào việc tìm con đường nâng cao giáo dục, học hỏi tinh hoa tri thức nhân loại ngay khi giành được tự do.

Một số đặc điểm

Hàn Quốc được tổ chức UNESCO nhận xét là một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục thành công nhất với đội ngũ giáo viên chất lượng, hệ thống lương bổng tốt và sự cân bằng trong chương trình học tập. Mức lương của giáo viên trung học tại Hàn Quốc cao hơn 20% so với mức lương trung bình của các khối chun mơn khác, khởi điểm là 32.000 USD/năm, tương đương với ở Anh, nhưng sau khi tích lũy kinh nghiệm giảng dạy thì con số này có thể tăng lên gấp hơn hai lần. Bác sĩ, luật sư và giáo viên chính là ba ngành nghề được người Hàn Quốc coi trọng bậc nhất. Tất cả những người làm việc trong ba lĩnh vực này đều được người Hàn Quốc gọi là son-saeng-nim (thầy) một cách kính trọng.

Tốc độ phát triển giáo dục ở Hàn Quốc cũng vào hàng nhanh nhất thế giới. Năm 1945, sau khi giành được độc lập, Hàn Quốc chỉ có 7.819 sinh viên. Nhưng đến năm 1998, tỉ lệ ghi danh đại học đã là 98%, cao nhất trong các nước thuộc khối OECD. Các đại học của Hàn Quốc bắt đầu có uy tín trên trường quốc tế. Đại học Quốc gia Seoul được xem là một trong những đại học hàng đầu của châu Á (đứng hạng 13) và trên thế giới (hạng 124, theo bảng xếp hạng của THES).

Quá trình phát triển giáo dục đi đôi với phát triển kinh tế

Theo một phân tích của các chuyên gia Hàn Quốc, phát triển giáo dục tiểu học và trung học góp phần quan trọng vào việc tạo nên nền kinh tế công nghiệp như hiện nay. Đó là nền tảng giáo dục cơ sở trong q trình cơng nghiệp hóa và chuẩn bị cho các quá trình sau này. Hệ thống giáo dục tiểu học cung cấp nhân lực cho các ngành công nghiệp nhẹ trong thập niên 1960 và 1970. Giáo dục trung học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành công nghiệp cao hơn và nặng như hóa học vào thập niên 1970 và 1980, thời gian mà Hàn Quốc đang ở giữa giai đoạn cơng nghiệp hóa. Cả hai giai đoạn đó, Hàn Quốc vẫn đang trong q trình tiếp nhận những thành tựu của nhân loại, và chỉ tập trung phát triển nông nghiệp, rồi đến công nghiệp, chất lượng lao động phù hợp

với trình độ kinh tế, nhằm cơng nghiệp hóa thành cơng trước, thay vì tham vọng q độ ngay lập tức lên cơng nghiệp nặng khi nền tảng cơ sở cịn chưa vững vàng.

Sau đó, giáo dục đại học đã bắt đầu thực sự trở nên quan trọng vào thập niên 1990, khi thế giới dần gắn với các ngành đòi hỏi chất xám nhiều hơn, và Hàn Quốc cũng có tham vọng cao hơn trong nâng cao vị thế kinh tế. Số lượng sinh viên bắt đầu tăng lên, năm 1990, Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ với bong bóng giáo dục. Giáo sư Lee Ju Ho kể, ơng tiếp nhận vị trí Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học cơng nghệ trong bối cảnh các nguồn lực đầu tư cho giáo dục liên tục tăng nhanh nhưng nước này vẫn mờ nhạt trên bản đồ giáo dục quốc tế, số lượng sinh viên ở các trường chất lượng thấp tăng vọt. Mặc dù viên ra trường lương thấp hoặc khó kiếm việc làm, nhưng tâm lý sính bằng cấp vẫn khiến người dân đổ xơ đi học đại học. Số lượng tăng nhưng chất lượng không được đảm bảo, hậu quả là, lượng cử nhân thất nghiệp tăng lên chóng mặt. Một lần nữa Hàn Quốc phải cải cách giáo dục. Có hai giải pháp đã được áp dụng rất hiệu quả là: phát triển giáo dục tư nhân và kiểm sốt chất lượng đại học.

- Vai trị của trường tư: nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục đại học gia tăng nhanh chóng, trong khi hệ thống giáo dục công không đủ đáp ứng, hệ thống giáo dục tư nhân đã hình thành. Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các đại học tư thục bằng cách chuyển đầu tư cho giáo dục trung học và tiểu học sang giáo dục đại học tư. Một điều đáng chú ý là Chính phủ Hàn Quốc cho các đại học tư tự chủ về tài chính và tuyền sinh. Ngày nay, có thể nói rằng số đại học tư của Hàn Quốc có tên tuổi trên trường quốc tế khơng thua kém đại học cơng.

- Nâng cao chất lượng giáo dục. Vì sự tăng trưởng nhanh của giáo dục đại học, Chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng đến vấn đề chất lượng. Họ dùng các chỉ tiêu về thành tựu giáo dục và nghiên cứu khoa học để cấp ngân sách cho đại học nhằm thúc đẩy mọi người sáng tạo và phát minh.

- “Thiếu vắng những cải cách căn bản để thích ứng với nhu cầu thời đại, hệ thống giáo dục tiếp tục duy trì mơ hình cũ và trên thực tế, chất lượng giáo dục không thể được cải thiện chỉ bằng chính sách mở rộng đầu tư cho giáo dục của nhà nước. Đã đến lúc phải tái cấu trúc các trường đại học để khai phóng sự sáng tạo và đổi mới của chính họ”, GS Lee nhấn mạnh định hướng cải cách của mình. Hai đột phá mà vị Bộ trưởng trẻ có bằng TS kinh tế từ Đại học Cornell (Mỹ) lựa chọn để cải cách giáo dục đại học là trao quyền tự chủ cho các trường và tăng trách nhiệm giải

tuyển lựa hiệu trưởng thông qua cạnh tranh thi tuyển công khai. Đồng thời, hàng năm Bộ công khai một danh sách các trường đại học chất lượng yếu kém, cắt tài trợ, thậm chí cho đóng cửa những trường khơng cải thiện được thứ hạng hoặc chất lượng quá thấp. “Bàn tay sắt” này đã tạo áp lực ghê gớm buộc các trường phải tìm cách đổi mới và cải thiện chất lượng đào tạo của mình.

Có thể thấy rằng, Hàn Quốc điều hòa rất nhịp nhàng giáo dục và kinh tế ở điểm, trong những năm đầu của cơng nghiệp hóa, họ vẫn đầu tư cho giáo dục, nhưng ở mức độ vừa phải, nhằm cung cấp cho lao động những kỹ năng thuộc trình độ phổ thơng nhất định trong sản xuất. Bởi vì ở những ngày đầu vẫn cịn là thời gian tiếp nhận tư liệu sản xuất từ nước ngoài, nhu cầu lao động chỉ dừng lại ở mức chăm chỉ và khéo léo, chưa thực sự cần đến sáng tạo. Tuy nhiên ngay sau đó, khi gần như đã hồn thành q trình cơng nghiệp hóa, Hàn Quốc chú trọng hơn vào khả năng cải tiến, sáng tạo, và bắt đầu tập trung phát triển hơn mảng giáo dục cao cấp – đại học và sau đại học. Có những giai đoạn khó khăn với bong bóng giáo dục, quốc gia này cũng đã vượt qua với những chính sách vơ cùng nghiêm túc và sáng suốt của mình.

b. Hoạt động R&D

Với chiến lược đầu tư bài bản cho nghiên cứu và phát triển (R&D), Hàn Quốc đã có những bước đột phá trong đổi mới công nghệ, yếu tố quan trọng để củng cố khả năng cạnh tranh xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước trong nhiều thập kỷ qua. Theo Ngân hàng Thế giới, đó cũng là bí quyết giúp Hàn Quốc vươn lên từ một trong những nước nghèo nhất Đông Á trong những năm 1960 trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới vào năm 2016 tính theo GDP.

Hàn Quốc cũng đang đầu tư nhiều hơn cho R&D so với các nền kinh tế phát triển khác. Theo số liệu của World Bank, năm 2015, % GDP đầu tư cho giáo dục của Hàn Quốc là 4,23%, chỉ thua Israel 0,03% là 4,27%, và đứng ngay sau đó là Nhật Bản với 3,28%. Thậm chí tỷ lệ cịn cao hơn các nước nổi tiếng đầu tư nghiên cứu như Mỹ, Đức,…

Biểu đồ: Tỷ lệ phần trăm GDP đầu tư vào R&D của các quốc gia có tỉ lệ lớn nhất giai đoạn 1996 – 2015

(Nguồn: World Bank)

từ Hàn Quốc trên các tập san khoa học quốc tế chỉ 1.382 bài (xấp xỉ con số của VN hiện nay). Đến năm 2008, con số này đã là 26.690 bài. Đặc biệt từ trong giai đoạn 2010 – 2015, số lượng ấn phẩm là 347,217 (theo số liệu của ISI ( Institute for Scientific Information - Viện Thơng tin Khoa học)).

Bên cạnh đó, năm 2015, Bloomberg (Bloomberg Innovation Index) - Tổ chức xếp hạng chỉ số đổi mới đã xếp hạng Hàn Quốc là đất nước có nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới, vượt qua Nhật Bản, Đức, Phần Lan và Israel. Xếp hạng được tính theo sáu hạng mục khác nhau, bao gồm: R&D, sản xuất, các công ty công nghệ cao, giáo dục, lực lượng nghiên cứu, và sáng chế.

Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới của 20 quốc gia có thứ hạng cao nhất năm 2015

(Nguồn: Bloomberg)

Trong đó:

- Hạng mục đầu tư cho R&D: HQ xếp thứ nhất, với tổ chức nghiên cứu chuyên sâu được điều hành bởi tập đồn Samsung, đã hiện đại hóa tồn bộ nền kinh tế Hàn Quốc. Năm 2011, Hàn Quốc chi 9,1 tỷ USD cho nghiên cứu và con số đã tăng lên 14 tỷ USD vào năm 2014.

- Manufacturing – ngành cơng nghiệp chế tạo: vì khơng phải tất cả những sản phẩm sản xuất ra đều mang hàm lượng cơng nghệ cao ( ví dụ trong trường hợp của Trung Quốc với nền công nghiệp cực kỳ lớn, nhưng khơng phải tất cả các sản phẩm đều có hàm lượng chất xám cao, nên quốc gia này không thể dẫn đầu), Bloomberg chỉ xem xét doanh thu của các ngành có liên quan đến cải tiến cơng nghệ bao gồm: ngành dược, công nghiệp ô tô và máy tính. Theo đó, Thụy Sĩ – q hương của ngành dược xếp thứ nhất, sau đó là Ireland, Singapore, Đức và Áo. Hàn Quốc không xuất hiện trong top 5 của hạng mục này. - High-tech company – công ty công nghệ cao: Hàn Quốc xếp thứ 4, dẫn đầu là Mỹ với sự góp mặt của các tập đồn cơng nghệ cực kỳ lớn như Microsoft, Google, Apple, Facebook,…

- Education – Gíao dục: Hàn Quốc xếp thứ nhất với nền giáo dục tiên tiến đã thay đổi cả vận mệnh đất nước.

- Patents – sáng chế: xếp thứ nhất với sự đóng góp rất lớn của tập đoàn Samsung. Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới năm 2015, mặc dù chỉ xếp Top 5 trong 4/6 hạng mục, nhưng có đến 3/6 hạng mục, quốc gia này đều xếp vị trí thứ nhất và tổng kết lại, xếp hạng trung bình, Hàn Quốc đã vinh dự đứng đầu. Đây là một thành tựu rất lớn của nền giáo dục và nghiên cứu của Hàn Quốc, trong đó khơng thể khơng kể đến vai trị vơ cùng quan trọng của chính phủ trong việc phát triển giáo dục và khuyến khích nghiên cứu.

Hàn Quốc chính là ví dụ điển hình minh chứng cho triết lý số phận thay đổi nhờ giáo dục. Trong giai đoạn đầu cơng nghiệp hóa, khơng có tài ngun, mặc dù khơng có cơng nghệ, khơng có vốn, chỉ cần dựa vào lao động rẻ, được đào tạo và một Chính phủ khơn ngoan, có hiệu lực, Hàn Quốc đã tận dụng được cơ hội, biến nó thành sức mạnh để cơng nghiệp hố một cách thần tốc. “Một đất nước từng nghèo hơn cả Kenya – quê hương của ông tôi, là Hàn Quốc thời nay đang gia nhập các nước phát triển. Lý do chính là nhờ nhiệt huyết giáo dục cháy bỏng của đất nước này”, Tổng thống Mỹ Barrack Obama từng bày tỏ.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chuyển dịch cơ cấu ngành hàn quốc từ 1996 đến nay (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)