Những chính sách then chốt của nhà nước

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chuyển dịch cơ cấu ngành hàn quốc từ 1996 đến nay (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI HÀN QUỐC

2.3. Yếu tố góp phần tạo nên thành cơng

2.3.3 Những chính sách then chốt của nhà nước

 Thương mại tự do :

Nếu chỉ đơn giản là đầu tư cho giáo dục và tăng hiệu quả sản xuất bằng các tập đồn lớn như Chaebol thì Hàn Quốc đã khơng thành cơng như ngày hôm nay. Sản xuất giúp tạo ra giá trị thặng dư, nhưng để thực sự có được lợi ích từ giá trị thặng dư đó, vẫn là cần có thị trường tiêu thụ. Tài tình hơn, tự do hóa thương mại giúp Hàn Quốc giải quyết được hai vấn đề: nguồn cung nguyên liệu và nguồn cầu sản phẩm.

Trước những năm 60, chính phủ mong muốn hạn chế nhập khẩu, gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, với một quốc gia nghèo nàn về tài nguyên như Hàn Quốc, hạn chế nhập khẩu chính là hạn chế tăng trưởng, do họ khơng thể có đủ tài nguyên cung cấp cho tồn bộ nền kinh tế vận hành. Vì vậy, chính phủ đã quyết định xóa bỏ chính sách độc tài này của mình, tự do hóa thương mại, kể cả nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên nhiên liệu.

Đảm bảo rằng thương mại tự do thực sự đem lại lợi ích cho nền kinh tế, chính phủ kết hợp với giáo dục nâng cao chất lượng lao động và các Chaebol lớn mạnh, đã tạo nên được những sản phẩm mang chất lượng quốc tế, với giá trị thăng dư tương đối lớn, đem lại nguồn thu ngoại tệ khổng lồ cho quốc gia.

 Sản xuất mặt hàng với hàm lượng chất xám lớn và có lợi thế so sánh cao: Cơng nghiệp ô tô, sản xuất thép, sản phẩm bán dẫn, thiết bị tin học, điện tử viễn thông, tàu biển…

Sau khi hồn thành cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa từ những năm 1980, HQ có cơ sở hạ tầng sẵn có, tiềm lực khoa học – cơng nghệ khá phát triển, và khi đó,chính phủ cũng nhận ra rằng, thời đại đổi mới sáng tạo đã bắt đầu, họ không thể cứ mãi nhận được những thành tựu tiến bộ được nữa, đã đến lúc phải tự mình nghiên cứu và đổi mới những mặt hàng tiến bộ hơn. Chính ở thời điểm này, Hàn quốc bắt đầu nâng cao chất lượng, đặc biệt là đại học và sau đại học, đi đôi với thủc đẩy hoạt động nghiên cứu. Sau cuộc cải cách giáo dục, Hàn quốc đã đạt được rất nhiiều thành tựu về kinh tế. tạo nên nhiều thương hiệu với các sản phẩm chất lượng cao được ưa chuộng trên toàn cầu.

Từ những lý do trên, ta không thể phủ nhận sự kết hợp tài tình giữa chuyển dịch cơ cấu với các nhân tố giáo dục, thương mại và đặc biệt là Chaebol của Hàn Quốc. Khơng phải quốc gia nào cũng có thể ngay lập tức cơng nghiệp hóa thành cơng trong một thời gian ngắn như vậy. Đánh

trọng tâm vào đúng những yếu tố cần thiết, Hàn Quốc đã biến chính mình trở thành điều kỳ diệu của nền kinh tế châu Á.

Dấu mốc thành cơng lớn nhất chính là trở thành thành viên của OECD năm 1996, và ngay sau đó năm 2012, Hàn Quốc chính thức gia nhập Ủy ban Viện trợ Phát triển (DAC) của OECD, ngày càng tăng cường viện trợ cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Hàn Quốc – quốc gia duy nhất sau Chiến tranh TG II, từ một nước nhận viện trợ đã trở thành một nước viện trợ, từ một nước thuộc top nghèo thế giới, nay đã trở thành một trong những nền công nghiệp hùng mạnh đáng ngưỡng mộ và tán dương.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chuyển dịch cơ cấu ngành hàn quốc từ 1996 đến nay (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)