Thay đổi theo thị hiếu bản địa

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) CHIẾN lược MARKETING MIX của STARBUCKS tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 26)

CHƯƠNG 4 : CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 4P

4.1 Product (Sản phẩm)

4.1.1 Thay đổi theo thị hiếu bản địa

Đối với khẩu vị người Việt Nam thì cà phê Starbucks có vị nhạt trong khi người dân Việt thích cà phê có vị đậm đà. Bởi vậy, khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Starbucks cũng đã có những "thiết kế riêng" để phù hợp với khẩu vị của người Việt bên cạnh các loại nước uống truyền thống.

Trước khi vào Việt Nam, trong buổi giới thiệu, Starbucks đã trình diễn những hương vị chung của cà phê mang đến Việt Nam bán. Theo đó, sẽ có ba loại chính với độ nhẹ, vừa và đậm đặc. Theo đó, tùy vào xuất xứ cà phê, sẽ có những hương vị riêng. Nếu như các sản phẩm đến từ Mỹ La tinh hợp với cà phê trộn, mùi sắc sảo, cân bằng, thì cà phê của Châu Á - Thái Bình Dương lại có mùi như rượu vang, ngọt.

Trong buổi khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, Starbucks cũng lần đầu tiên trình làng sáng tạo mới nhất về đồ uống của mình: Starbucks Asian Dolce Latte. Đây là sản phẩm được phát triển chỉ dành cho thị trường châu Á và thói quen uống cà phê của người Việt, một thức uống mà Chủ tịch cấp cao Starbucks nói rằng đó là thức uống riêng, độc đáo cho phù hợp với người Việt Nam, gồm một phần đúp của cà phê Starbucks® French Roast cao cấp được rang xay sẫm màu, và một loại xốt có tên Dolce được phát triển đặc biệt.

Năm 2015, Starbucks đã cho ra mắt món đồ uống mang tên Dolce Misto, được lấy cảm hứng từ "Cà phê sữa đá" của Việt Nam. Thức uống mới sẽ sử dụng cà phê tươi French Roast, đây được mệnh danh là loại cà phê 'tỏa khói', sản phẩm đậm đặc nhất, sẫm màu nhất của Starbucks. Lớp sữa ở dưới đáy cốc sẽ là lớp sốt mang tên Starbucks Dolce.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) CHIẾN lược MARKETING MIX của STARBUCKS tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)