CHƯƠNG 4 : CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 4P
4.4 Promotion (Truyền thông)
4.4.4 Chiến dịch vì xã hội
Có một thực tế là các cơng ty chú trọng đến hoạt động xã hội thường dễ tạo sự trung thành và ủng hộ từ phía người dùng. Một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra 90% người Mỹ được hỏi tin cậy và chọn mua sản phẩm của các cơng ty có hành động vì lợi ích xã hội.
Trong phương diện này, Starbucks đã để lại dấu ấn không chỉ ở cấp độ địa phương mà cịn lan ra tồn cầu. Ví dụ: Starbucks cơng khai ủng hộ các quyền cơ bản của nhóm LGBT, từ chối các nhà đầu tư có thái độ phân biệt và biến nhiều cửa hàng của mình thành khơng gian an tồn cho cộng đồng người LGBT.
Năm 2015, Starbucks đã phát động chiến dịch quyên góp cho người di cư và tị nạn Syria. Từ nay đến 2020, công ty hứa sẽ thuê thêm 10.000 người tị nạn vào hệ thống kinh doanh. Mặc dù nhận nhiều “gạch đá”, sự tẩy chay từ những người ủng hộ tổng thống Donald Trump, tuyên bố này vẫn được ca ngợi trên các phương tiện truyền thông.
Về chiến dịch từ thiện, công ty đã hợp tác với Foursquare – một ứng dụng di động tìm kiếm và khám phá địa phương, để giúp truyền bá nhận thức về AIDS. Trong một khoảng thời gian ngắn, Starbucks đã qun góp 1 đơ la mỗi khi ai đó đăng ký vào một trong những quán cà phê của mình ở Mỹ và Canada. Starbucks đặt giới hạn 250.000 đô la cho khoản đóng góp của mình trong chiến dịch này. Trước đó, họ đã quyên góp 10 triệu đơ la cho cuộc chiến từ thiện của RED chống lại AIDS.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Starbucks cũng thắng đậm. Chiến dịch “Race Together” của Starbucks là một sai lầm kinh điển khi làm truyền thông mà không hiểu rõ về văn hóa địa phương. Chiến dịch PR “Race Together” của Starbucks đã vấp phải sự chỉ trích của người tiêu dùng. Ra mắt vào tháng 3 năm 2015, chiến dịch này đã làm bùng phát một cuộc tranh cãi nảy lửa về phân biệt sắc tộc với concept viết cụm từ “Race Together” lên các chiếc cốc đựng cà phê của Starbucks. Mỗi cốc có #Racetogether được viết trên đó để khuyến khích khách hàng nói về những vấn đề này với barista. Ý tưởng có vẻ cao quý, tuy nhiên ngu ngốc một cách mù quáng. Nếu bạn là khách hàng, có lẽ bạn khơng có thời gian hay động lực để thảo luận về 400 năm áp bức trong khi trả tiền cho ly cà phê của bạn.
pha cà phê. Thay vì thành cơng vang dội, chiến dịch này trở thành một trò lố bịch trên mạng xã hội, và nhận thất bại thảm hại khi người tiêu dùng phản đối trước hành vi “nhúng mũi vào chính trị” của ơng lớn này.