.3 Đóng góp của Anh vào ngân sách của EU

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) BREXIT và tác ĐỘNG của nó đến nền KINH tế THẾ GIỚI (Trang 34 - 39)

Đơn vị: tỷ Euro Năm Tổng ngân sách EU Đóng góp của Anh

2014 116,531.8 11,341.6

2015 118,604.3 18,209.4

Hình 2. 14 Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của EU của các nước trong khối Đơn vị: % Đức Pháp Ý Anh Tây Ba Nha Hà Lan Bỉ Ba Lan Thủy Điển Australia Đan Mạch 0 5 10 15 20 25 20.63 15.73 11.92 11.82 8.46 5.14 4.53 3.13 2.79 2.28 1.93 Nguồn: Statista

Anh là quốc gia đóng góp lớn thứ 4 cho ngân sách của khối năm 2017 chiếm 11.82%. Dự kiến, EU sẽ bị mất khoảng 12 tỷ Euro (13 tỷ USD) khi Anh rời khỏi khối. Do nền kinh tế Anh chiếm tới 1/6 GDP của EU và 10% kim ngạch xuất khẩu của EU là thị trường Anh, trong khi một nửa kim ngạch xuất khẩu của Anh được xuất sang thị trường EU.

Ảnh hưởng đến thương mại các nước:

Phần lớn các nước còn lại của EU đều duy trì thặng dư thương mại với Anh.Do vậy, khi Brexit xảy ra, quy mô kinh tế của EU giảm đáng kể và thương mại giữa Anh với các nước còn lại của EU cũng sụt giảm do rào cản thương mại tăng. Hơn thế nữa các nhà xuất khẩu EU sẽ mất quyền truy cập miễn phí vào thị trường Anh nếu Vương quốc Anh quyết định rời khỏi Thị trường Châu Âu.

Hình 2. 15 Đối tác thương mại hàng đầu của Anh Đơn vị: triệu Bảng United States Germany France Netherlands Irish Republic 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Nguồn: ONS – Văn phòng thống kế Quốc gia Anh

Bốn quốc gia thành viên EU bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Brexit là Ireland, Hà Lan, Bỉ và Đức. Các quốc gia này xuất khẩu nhiều hơn sang Anh so với nhập khẩu từ Anh và Brexit sẽ làm tăng đáng kể chi phí thương mại giữa Anh và các quốc gia này. Đối với Ireland, việc giới thiệu lại biên giới hải quan sẽ áp đặt chi phí mới và mất thời gian cho các giao dịch xuyên biên giới. Hà Lan là đối tác thương mại lớn thứ hai của Vương quốc Anh về cả khối lượng và tỷ lệ nhập khẩu và xuất khẩu. Vương quốc Anh là điểm đến phổ biến nhất cho các nhà đầu tư Hà Lan và Hà Lan là điểm đến phổ biến thứ hai cho các nhà đầu tư Anh. Đối với Bỉ, một phần lớn nhập khẩu và xuất khẩu của nó phụ thuộc vào Vương quốc Anh. Và cuối cùng, Đức là quốc gia thương mại lớn nhất ở EU về khối lượng, Brexit sẽ loại bỏ phần lớn lợi ích của thị trường châu Âu duy nhất cho nền kinh tế Đức, đặc biệt là cho ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, do quy mơ nền kinh tế của mình, Đức có thể bù đắp cho sự suy giảm thương mại này bằng cách xuất khẩu sang các nước khác.

Các lĩnh vực của EU sẽ chịu tác động lớn nhất từ Brexit là xe cơ giới và các bộ phận, thiết bị điện tử và thực phẩm chế biến. Xe cơ giới, đặc biệt, là hàng hóa được giao dịch nhiều nhất giữa EU và Vương quốc Anh. Vương quốc Anh là một nhà sản xuất ô tô lớn và phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nguyên liệu thô của EU. Brexit sẽ làm tổn thương xuất khẩu nguyên liệu thô của EU như thép từ thung lũng Ruhr của Đức.

EU gia tăng các chính sách bảo hộ thương mại:

Một ảnh hưởng kinh tế khác chính là việc EU sẽ gia tăng các chính sách bảo hộ thương mại như tăng thuế quan cho hàng nhập khẩu và giảm thuế cho các doanh nghiệp trong nước. Lí do cho sự điều chỉnh này là việc từ trước đến nay, trong EU luôn tồn tại hai phe: một bên ủng hộ các biên pháp bảo hộ thương mại, một bên ủng hộ thị trường thương mại tự do- trong đó có nước Anh. Thế nên, khi Anh rời đi, xu hướng gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại rất có thể xảy ra. Từ đó hàng hóa ở khu vực châu Âu sẽ tăng giá do bị áp thuế quan, các doanh nghiệp hai bên khơng cịn lợi thế đầu tư sang nhau mà phải mất phí và thời gian làm thủ tục, đi lại, và du lịch cũng sẽ bị tác động tiêu cực.

2.2.3 Tác động đến đầu tư

Dòng vốn lớn chuyển sang một số nước trong EU:

Sau sự kiện Brexit, dòng vốn FDI vào Anh có chiều hướng giảm sút. Tuy nhiên, EU lại được lợi lớn vì dịng vốn lớn rời khỏi Anh chuyển sang. Khi Anh rời EU, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, thay vì đổ vào Anh, sẽ chuyển hướng sang Pháp hoặc Đức, Italy. Đặc biệt từ năm 2016-2017 dòng vốn FDI vào Anh giảm mạnh trong khi đó dịng vốn FDI năm 2018 của Pháp tăng lên 29,321triệu USD so với 2016.

Hình 2. 16 Dịng vốn FDI vào Pháp, Đức và Anh

Đơn vị: triệu USD

2013 2014 2015 2016 2017 2018 -50,000 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Pháp Đức Anh

Nguồn: OECD – Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Kết luận: Tóm lại, trong ngắn hạn, việc Anh quyết định rời khỏi liên minh ảnh

hưởng không nhỏ đến tăng trưởng của EU và nguồn thu ngân sách chung. Tuy nhiên, đây chỉ là sự thay đổi, hay xáo trộn trong dòng thương mại và đầu tư trong khu vực EU, chứ không phải là một cuộc khủng hoảng nặng nề. Ngồi ra, Brexit cịn đem đến một số tác động tích cực cả trong ngắn hạn và dài hạn như dịng vốn đầu tư nước ngồi khổng lồ được chuyển từ Anh sang các nước khác của EU, đồng thời cũng là sự vươn lên mạnh mẽ của một số nước khác, thay thế vai trị trung tâm tài chính hay cầu nối giao thương của Anh.

2.3 Tác động đến nền kinh tế các nước khác ngoài EU

2.3.1 Tác động đến nền kinh tế Mỹ

Việc người dân Anh chọn rời khỏi liên mình châu Âu đã gây ra một số tác động tới chính sách tiền tệ, thương mại hàng hóa, đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp của Mỹ.

i) Tác động tới chính sách tiền tệ:

Như đã đề cập ở những phân tích trước, sau Brexit, tỷ giá hối đối giữa đồng USD và đồng Bảng Anh thay đổi đáng kể. Thị trường ghi nhận giá trị đồng Bảng Anh ở mức thấp nhất so với đồng USD trong vòng 31 năm qua. Tỷ giá này đã gây ra những ảnh

hưởng đến xuất khẩu Mỹ, bởi các nhà đầu tư tìm đến các tài sản định giá bằng đồng USD để đảm bảo an toàn. Mặt khác, việc đồng Bảng Anh mất giá, đồng USD lên giá buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải hỗn quyết định tăng lãi suất lâu hơn vì cần có thời gian để đánh giá tác động cũng như đàm phán các điều khoản liên quan đến việc Anh rời khỏi EU.

Hình 2. 17 Tỷ giá giữa bảng Anh và USD (2010-2017)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 1.37 1.6 1.63 1.55 1.58 1.68 1.51 1.44 1.24 1.38

Nguồn: ONS – Văn phòng thống kế Quốc gia Anh

ii) Tác động tới thương mại hàng hóa:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) BREXIT và tác ĐỘNG của nó đến nền KINH tế THẾ GIỚI (Trang 34 - 39)