Tác động đến nền kinh tế Việt Nam và ASEAN

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) BREXIT và tác ĐỘNG của nó đến nền KINH tế THẾ GIỚI (Trang 44 - 52)

CHƯƠNG 2 : TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

2.3 Tác động đến nền kinh tế các nước khác ngoài EU

2.3.3 Tác động đến nền kinh tế Việt Nam và ASEAN

i) Tác động đến nền kinh tế ASEAN

Việc Anh rời khỏi EU đã tạo ra những tác động đáng kể đối với các nhà đầu tư

trên khắp châu Âu, đồng thời gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế tồn. ASEAN cũng khơng là ngoại lệ. Thị trường tài chính tiền tệ ASEAN đã có những thay đổi nhanh chóng. Brexit cũng khiến nhiều nhà đầu tư châu Âu hay các nhà đầu Anh cân nhắc và xem xét lại hoạt động đầu tư của mình tại ASEAN.

Tác động ngắn hạn: Ngoại hối biến động

Tại các thị trường trong khu vực ASEAN, biến động tiền tệ là một trong những yếu tố bên ngồi có liên quan trực tiếp nhất đến khủng hoảng kinh tế. Sự quan ngại về việc Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là “Brexit”, đã khiến đồng bảng Anh giảm sâu hơn nữa. Sự lao dốc của đồng bảng Anh vào sáng ngày 24/6 được giới đầu tư mô tả là “tồi tệ nhất kể từ năm 1985”. Đồng tiền này có lúc đã chạm mốc 1.3319 USD đổi 1 bảng Anh. Theo thống kê, con số 10% là mức giảm lớn nhất trong một ngày đối với một đồng nội tệ.

Do đó, đối với việc mua hàng hố hoặc các khoản nợ sử dụng đồng bảng Anh, sự sụt giảm này đã gây ra tác động to lớn. Trong tương lai gần, người tiêu dùng có thể mua hàng từ các cơng ty Anh nhiều hơn do giá giảm đáng kể, ngược lại nhu cầu mua hàng của Anh từ một loạt các thị trường bao gồm cả các quốc gia ASEAN sẽ sụt giảm mạnh mẽ.

Sự dao động giữa Euro và đồng bảng sẽ có ảnh hưởng đến xuất khẩu của các nước ASEAN sang châu Âu. Xuất khẩu sang EU được dự báo sẽ giảm do chi phí tăng và những bất lợi của người tiêu dùng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Mặt khác, người tiêu dùng tại các quốc gia ASEAN sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa tại khu vực đồng tiền chung châu Âu do sự mất giá của đồng nội tệ. Trong khi, xuất khẩu sang thị trường Mỹ có thể sẽ gia tăng, khi đó các quốc gia như Malaysia và Indonesia với vị trí đặc biệt tốt sẽ được hưởng lợi lớn.

Những thách thức dài hạn: Tự do hóa thương mại

Trong khi thị trường tiền tệ ngay lập tức bị ảnh hưởng lớn từ trong Brexit, tác động lâu dài của việc Anh rời khỏi EU còn được phản ánh trong quan hệ thương mại của ASEAN với EU. Hiện nay, EU vẫn trong quá trình đàm phán, mở cửa thị trường với một số nền kinh tế lớn trong khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan và Philippines. Khi Brexit trở thành hiện thực thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Với Anh, việc đồng Bảng rớt giá hay thị trường chứng khoán suy giảm chỉ là trước mắt. Tác động lâu dài hơn có thể liên quan tới thương mại quốc tế của các nước, bởi Anh sẽ phải đàm phán lại các điều khoản thương mại với các nước EU, cũng như các điều khoản thương mại với 161 thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Rời khỏi EU, Anh cũng sẽ không được hưởng lợi khi các thỏa thuận của EU với ASEAN hoàn tất mà sẽ phải thực hiện lại từ đầu các cuộc đàm phán này. Đây sẽ là thách thức lớn cho những doanh nghiệp ASEAN có nhu cầu xuất khẩu sang Anh cũng như các nhà đầu tư Anh đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trong khu vực này. Bởi trước khi đạt được các thỏa thuận này, các mức thuế suất sẽ bị đẩy lên cao so với hiện nay, gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng như các nhà xuất khẩu Anh.

Còn đối với các nhà đầu tư châu Âu, những người được hưởng lợi từ các hiệp định với các nước ASEAN, Brexit có thể gây ra những xáo trộn đáng kể và làm trì hỗn cuộc đàm phán trong tương lai gần và trung hạn.

Cơ hội đầu tư

Khi đề cập ở trên, biến động tiền tệ ở châu Âu tạo ra một cơ hội lớn đối với hoạt động nhập khẩu cho các hãng sản xuất cũng như người tiêu dùng tại các quốc gia ASEAN, đồng thời dẫn đến tăng thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực. Về dài hạn, các thị trường và các nhà đầu tư ASEAN sẽ gặt hái những lợi thế lớn từ việc này.

Với khủng hoảng tiền tệ nhãn tiền tại EU, nhiều thỏa thuận thương mại giữa EU - ASEAN với các quốc gia như Thái Lan, Singapore và Philippines sẽ bị trì hỗn. Điều này sẽ thúc đẩy châu Âu đầu tư tại Việt Nam. Nhu cầu tăng đối với sản phẩm Việt Nam còn được thúc đẩy bởi sự giảm giá của đồng Euro cũng như sự giảm đà tăng trưởng của EU. Do Việt Nam là quốc gia ASEAN duy nhất đã kết thúc đàm phán thành công với EU, nhập khẩu từ Việt Nam sẽ có giá thấp hơn tương đối với các hàng hóa từ các quốc gia ASEAN khác, khiến Việt Nam trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đứng từ góc độ người dân châu Âu.

Mặc khác, với lợi thế về nhân cơng giá rẻ, chi phí sản xuất thấp, hàng Việt Nam sẽ có nhiều khả năng cạnh tranh hơn tại thị trường tiêu dùng châu Âu.

Việc giảm giá đồng Euro và đồng bảng cản trở đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN nhưng Hoa Kỳ sẽ có thuận lợi khi đầu tư. Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, cùng với việc cắt giảm thuế quan và hội tụ các quy định, các quốc gia ASEAN tham gia TPP bao gồm Malaysia, Singapore, Brunei và Việt Nam sẽ có thêm những cơ hội mới. Khi đó, đồng dollar sẽ được tìm đến như một “ngoại tệ trú ẩn an toàn”, các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ có thêm nhiều khả năng (nhiều tiền) để chi trả cho đầu tư hơn tại ÁSEAN. Cùng với rào cản thương mại giảm, tiêu chuẩn và qui định tập trung hơn, và sự gia tăng khả

năng của các lĩnh vực trước nay vốn bị hạn chế, các nước này sẽ có nhiều khả năng thu về thuận lợi từ đầu tư của Hoa Kỳ trong vài năm tới.

Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31/12/2015 với tham vọng là hợp nhất hiêp hội 10 quốc gia thành viên thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, các nhà lãnh đạo ASEAN cần phải tránh mắc cùng một sai lầm như EU - tiến tới một liên minh chính trị chặt chẽ hơn, được hỗ trợ bởi một hệ thống hành chính/bộ máy quan liêu xâm nhập siêu quốc gia mà công dân của khối không muốn.

Kết luận: Có thể thấy, tuy trong ngắn hạn, Brexit đã có ảnh hưởng tới khu vực

ASEAN bởi sự biến động tiền tệ cũng như nhiều quốc gia ASEAN đang tiến hành các cuộc đàm phán thương mại với EU. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực cần nắm được bản chất của vấn đề để có những hành động nhằm giảm thiểu tác động của các yếu tố ngoại cảnh phát sinh và tiếp tục phát triển. Nếu tận dụng được cơ hội này, trong dài hạn, các nước ở khu vực ASEAN có thể thu hút được lượng lớn vốn FDI cũng như thúc đẩy thương mại giữa các bên.

ii) Tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Làm suy giảm nguồn FDI từ Anh:

Theo dự đốn, Brexit sẽ ảnh hưởng tới đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, đặc biệt là nguồn đầu tư từ Anh. Quốc gia này hiện đang đứng thứ 15 trong số 116 đối tác đầu tư tại Việt Nam.

Khi kinh tế trong nước suy thối, chính phủ Anh sẽ coi trọng đầu tư nội địa nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Đồng bảng Anh sẽ mất giá, nền kinh tế trong ngắn hạn sẽ chao đảo khiến các cơng ty Anh phải tính tốn và cân nhắc các kế hoạch kinh doanh khi đầu tư ra nước ngồi.

Theo thơng tin của Cục Đầu tư nước ngồi (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính lũy kế đến hết tháng 12/2015, Vương quốc Anh đang đầu tư vào 241 dự án tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 4.73 tỷ USD; cịn tính đến 31/12/2017, số dự án đầu tư cịn hiệu lực của Anh đầu tư vào Việt Nam là 318 dự án, tổng vốn đầu tư 3.46 tỷ USD. Vốn của

các nhà đầu tư đến từ Anh tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực bất động sản, chế tạo và khai khống.

Hình 2. 18 FDI từ Anh vào các lĩnh vực tại Việt Nam năm 2015

Đơn vị: %

44%

29% 27%

Kinh doanh BĐS CN chế biến chế tạo Khai khoáng

Nguồn: Tổng cục thống kê

Cũng theo nguồn từ Tổng cục thống kê, trong năm 2017, có 40 dự án có vốn FDI từ Anh vào nước ta, trong đó tổng số vốn đăng kí chỉ đạt 244.9 triệu USD. Số liệu cho thấy, FDI từ Anh vào Việt Nam giảm đáng kể do ảnh hưởng của Brexit.

Khơng có tác động đáng kể đến cán cân thương mại Viêt-Anh:

Cho tới nay, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Anh là khơng lớn so với các đối tác chính khác như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN,... Về thương mại, xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 sang Anh chỉ đạt 4.6 tỷ USD, chiếm 2.87% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 15% tổng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh châu Âu. Việt Nam thậm chí chỉ nhập khẩu dưới 1 tỷ USD hàng hóa từ Anh. Kim ngạch

nhập khẩu Việt Nam – Anh đạt 0.73 tỷ USD năm 2015, chiếm 0.4% tổng nhập khẩu của Việt Nam và 7% nhập khẩu từ các nước EU. Trong đó, một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm dược và máy móc thiết bị điện tử.

Hình 2. 19 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Anh (2009-2018)

Đơn vị: triệu USD

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

Nguồn: Tổng cục thống kê

Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với Anh khơng có q nhiều biến động. Xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Anh đều tăng ổn định qua các năm kể từ sự kiện Brexit và cán cân thương mại luôn ở trạng thái thặng dư. Cũng có thể nói rằng, Brexit khơng ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại giữa Việt Nam với Anh do thương mại song phương giữa hai quốc gia có quy mơ nhỏ.

Ảnh hưởng tích cực đến thương mại Việt Nam – EU:

Việc Anh rời EU sẽ làm chậm lại tiến trình tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, nhiều khả năng nó sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc đàm phán

vào ngày 01/12/2015. Ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố. Hiện tại, hai bên đang tiến hành rà soát lại nội dung hiệp định và lên kế hoạch ký kết trong năm 2016 để sớm đưa EVFTA có hiệu lực từ năm 2018. Việc Anh rời EU có thể sẽ khiến cho kế hoạch ký kết Hiệp định này bị ảnh hưởng. Hơn nữa, sau khi chính thức kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, Việt Nam sẽ phải đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương với Anh, do Anh đã rời khỏi EU.

EU là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu với EU. Năm 2014, EU trở thành thị trường xuất khẩu đứng thứ hai của Việt Nam, với các sản phẩm chủ yếu như điện thoại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép các loại, cà phê, đồ gỗ gia dụng, hàng thủy sản. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ EU tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao, máy móc thiết bị, dược phẩm, hóa chất, ơ tơ, xe máy…

Hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU có tính tương tác, bổ sung cho nhau khá cao, hứa hẹn còn nhiều tiềm năng cho mỗi bên. EU cũng là đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn thứ 6 tại Việt Nam năm 2014 và lớn thứ 3 năm 2015.

Hình 2. 20 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và EU (2015-2018)

2015 2016 2017 2018 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 30.9 34 38.3 41.9 10.4 11 12 13.8 20.5 23 26.3 28.1

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

Nguồn: Tổng cục thống kê

Từ biểu đồ có thể thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU sau sự kiện Brexit có xu hướng tăng đều qua các năm. Đến năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sang EU 41.9 tỷ USD, tăng 3.6 tỷ USD so với năm 2017. Trong khi đó, nươc ta nhập khẩu 13.8 tỷ USD từ EU, do đó cán cân thương mại thặng dư 28.1 tỷ USD vào năm 2018.

Kết luận: Sự kiện Brexit làm suy giảm nguồn vốn FDI từ Anh vào nước ta song

lại có tác động tích cực đến cán cân thương mại của Việt Nam và EU. Tuy nhiên, Brexit khơng có nhiều tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam vì mối quan hệ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh không thực sự lớn so với các nước đối tác khác như Trung Quốc, Mỹ hay Nhật Bản.

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC TỪ BREXIT KHI THAM GIA VÀO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

Việc Anh rút khỏi EU như đánh dấu sự tan rã của hiệp hội kinh tế với sự tham gia của một nước lớn, nhưng nó sẽ khơng làm chậm lại tiến trình hội nhập kinh tế và chính trị đang diễn ra ở châu Á vốn đang có sức hấp dẫn nhất đối với kinh tế thế giới. Vẫn còn rất lâu các quốc gia châu Á mới có thể hình thành một cộng đồng, tuy nhiên châu Á vẫn có thể học được một hai bài học từ vụ Brexit, nên làm gì, khơng nên làm gì khi suy nghĩ về tương lai của mình.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) BREXIT và tác ĐỘNG của nó đến nền KINH tế THẾ GIỚI (Trang 44 - 52)