Tác động đến nền kinh tế Trung Quốc

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) BREXIT và tác ĐỘNG của nó đến nền KINH tế THẾ GIỚI (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 2 : TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

2.3 Tác động đến nền kinh tế các nước khác ngoài EU

2.3.2 Tác động đến nền kinh tế Trung Quốc

Những ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của Brexit gây ra cho Trung Quốc trên phương diện thương mại, đầu tư, đồng NDT, thị trường tài chính…

Nền kinh tế chịu ảnh hưởng khơng lớn

Brexit sẽ là một tiến trình pháp lý lâu dài, phương hướng của Trung Quốc trong

việc đầu tư ở Anh và EU về cơ bản sẽ khơng bị dao động. Anh và EU có khả năng tiếp tục duy trì quan hệ thương mại cùng có lợi, hai bên có thể sẽ tìm cách ký kết lại một loạt

thỏa thuận, nước Anh cũng có thể rút khỏi Hiệp ước Lisbon, nhưng sẽ không lựa chọn rút khỏi thị trường chung, hai bên đã tồn tại khả năng tiếp tục duy trì cục diện thương mại vốn có, điều này đã tạo nền tảng cho Trung Quốc ổn định thương mại với Anh và EU.

Ảnh hưởng trực tiếp của Brexit đối với kinh tế Trung Quốc có giới hạn, nhưng sự tác động đối với kinh tế tồn cầu là khơng thể tránh khỏi. Thương mại song phương Trung – Anh chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, nhưng việc Anh rời khỏi EU sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nhu cầu và lòng tin của EU vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.

Khuynh hướng thương mại tự do của Anh về lâu dài rõ ràng mạnh hơn với nhiều nước ở lục địa châu Âu, nhưng dưới cơ chế quyết sách cứng nhắc của EU, Anh không thể thay đổi khuynh hướng chủ nghĩa bảo hộ thị trường của EU, sau khi rời khỏi EU có nghĩa là rào cản tiến vào thị trường Anh của thương hiệu “Made in China” sẽ giảm đi rất nhiều.

Vì thế, thực tế đối với Trung Quốc xa xôi ở châu Á, nền kinh tế chịu ảnh hưởng không lớn, nhưng về mặt ngoại thương có chịu đơi chút sức ép. Việc Anh rời khỏi EU đã tạo ra một số lượng lớn kẻ thua, nhưng nước thắng lớn nhất là Trung Quốc. Xét về lâu dài, việc Anh rời khỏi EU phù hợp với lợi ích kinh tế, chính trị của Trung Quốc. Anh mong muốn đạt được hiệp định thương mại song phương tốt hơn ngồi EU, có thể khiến Anh và Trung Quốc gần nhau hơn trên một số phương diện nào đó. Hiện nay, Anh không thể tùy tiện đàm phán hiệp định của riêng mình. Hơn nữa, Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn có thể tiến hành đàm phán hiệp định thương mại tự do với cá nước khác, mà EU có nhiều lợi ích nội bộ xung đột lẫn nhau hơn phải điều chỉnh.

Hiện nay đầu tư của Trung Quốc sang EU khơng hồn tồn phụ thuộc vào thị trường Anh, Trung Quốc cũng đã hình thành kênh đầu tư tương đối thơng suốt sang Pháp và Đức, Đức có thể tiếp tục đóng vai trị của Anh trong nội bộ EU, tự do khuyến khích và kêu gọi thương mại và đầu tư liên quan. Sách lược đầu tư coi Anh là “bước đệm” của Trung Quốc cần phải thay đổi, nhưng vẫn có thể tiếp tục phát triển đầu tư ở lãnh thổ nước Anh. Anh trước đây phụ thuộc nhiều vào EU, hiện phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn, quan hệ hai nước có thể chặt chẽ hơn.

Đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc sang Anh trong thời gian ngắn nhất định sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là việc coi Anh là “bước đệm” để đầu tư vào thị trường EU. Anh với tư cách là diễn đàn để các doanh nghiệp Trung Quốc tiến vào châu Âu, cho nên đứng trước Brexit, khía cạnh này ít nhiều bị ảnh hưởng. Những vấn đề này đều tồn tại tính khơng xác định, ảnh hưởng đến mối quan tâm đầu tư ngắn hạn của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Những năm gần đây Anh đã trở thành điểm đến đầu tư lớn thứ hai của Trung Quốc ở các nước EU, đầu tư trực tiếp loại hình phi tài chính của các cơng ty Trung Quốc ở Anh đã vượt trên 13 tỷ USD. Sự mất giá tài sản của Anh sẽ khiến cho các công ty Trung Quốc đầu tư bất động sản ở Anh đối mặt với thua lỗ. Ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy căng thẳng đối với một số dự án như Nhà máy điện hạt nhân HInkley Point C, đường cao tốc và các lĩnh vực dịch vụ tài chính. Sau khi rời EU, việc gia nhập thị trường và ưu thế thương mại dịch vụ của Anh sẽ khơng cịn tồn tại.

Ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của Trung Quốc

Việc Anh rời khỏi EU sẽ ảnh hưởng đến việc thúc đẩy hợp tác trao đổi giữa Trung Quốc và EU trong lĩnh vực chính trị, kinh tế. Hợp tác giữa Trung Quốc và Anh xưa nay khá tích cực và tốt đẹp, một khi thiếu chiếc cầu nối nước Anh này, Trung Quốc và EU có thể sẽ tiến hành cuộc đấu phức tạp hơn. Tiếp đến là Trung Quốc đang xây dựng “10 năm hoàng kim quan hệ Trung – Anh”, mong muốn thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược

toàn diện và đáng tin cậy hơn với Anh, sự tác động qua lại trong lĩnh vực kinh tế, thương mại song phương ngày càng sâu sắc. Sau khi Anh rời khỏi EU, vị thế của London với tư cách là trung tâm thị trường tài chính quốc tế sẽ bị lung lay, khơng có lợi cho tiến trình quốc tế hóa đồng NDT. Đồng thời, hạ thấp vị thế và sự bất ổn kinh tế của Anh trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng đến mức độ và hiệu quả hợp tác sâu sắc giữa hai bên.

Kết luận: Nền kinh tế Trung Quốc nhìn chung chịu ảnh hưởng khơng lớn từ Brexit

do kim ngạch thương mại song phương với Anh chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch của nước này. Nhưng sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Anh có thể tác động đến nhu cầu của khu vực, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của Trung Quốc. Đồng thời, việc mất đi tiếng nói ủng hộ của Anh trong EU có thể gây tổn thất đến Trung Quốc khi nước này đang tìm cách tiếp cận các thị trường xuất khẩu và cơ hội đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) BREXIT và tác ĐỘNG của nó đến nền KINH tế THẾ GIỚI (Trang 41 - 44)