CHƯƠNG 2 : TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
2.3 Tác động đến nền kinh tế các nước khác ngoài EU
2.3.1 Tác động đến nền kinh tế Mỹ
Việc người dân Anh chọn rời khỏi liên mình châu Âu đã gây ra một số tác động tới chính sách tiền tệ, thương mại hàng hóa, đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp của Mỹ.
i) Tác động tới chính sách tiền tệ:
Như đã đề cập ở những phân tích trước, sau Brexit, tỷ giá hối đối giữa đồng USD và đồng Bảng Anh thay đổi đáng kể. Thị trường ghi nhận giá trị đồng Bảng Anh ở mức thấp nhất so với đồng USD trong vòng 31 năm qua. Tỷ giá này đã gây ra những ảnh
hưởng đến xuất khẩu Mỹ, bởi các nhà đầu tư tìm đến các tài sản định giá bằng đồng USD để đảm bảo an toàn. Mặt khác, việc đồng Bảng Anh mất giá, đồng USD lên giá buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải hỗn quyết định tăng lãi suất lâu hơn vì cần có thời gian để đánh giá tác động cũng như đàm phán các điều khoản liên quan đến việc Anh rời khỏi EU.
Hình 2. 17 Tỷ giá giữa bảng Anh và USD (2010-2017)
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 1.37 1.6 1.63 1.55 1.58 1.68 1.51 1.44 1.24 1.38
Nguồn: ONS – Văn phòng thống kế Quốc gia Anh
ii) Tác động tới thương mại hàng hóa:
Bảng 2.4 Xuất khẩu của Mỹ sang Anh
Đơn vị: nghìn USD
2013 2014 2015 2016
59,806,000 64,410,000 67,560,000 65,729,000
Nguồn: Trademap
Anh là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ, với lượng hàng hóa Mỹ xuất sang Anh đạt 56 tỉ USD và nhập khẩu từ Anh là 58 tỉ USD trong năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Anh giảm 2.7% so với năm trước. Sau Brexit, nước Anh bị loại ra khỏi các Hiệp định tự do thương mại (FTA) mà EU ký với các nước khác như Canada, Mexico, Hàn Quốc. EU cũng đã ký kết Hiệp định ưu đãi
thương mại với 52 nước, đang đàm phán thỏa thuận này với 72 nước khác. Tiến trình đàm phán thỏa thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa EU và Mỹ cũng sẽ gặp trở ngại. Điều này khiến nước Mỹ sẽ phải xem xét đến một Hiệp định thương mại Anh – Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, ưu tiên hàng đầu của Mỹ là đàm phán thỏa thuận với EU, và sẽ phải mất rất nhiều năm để Mỹ khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại song phương với Anh.
iii) Tác động tới đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp:
Dòng vốn FDI từ EU và Anh chảy vào Mỹ giảm
Bảng 2.5 Dòng chảy FDI của Mỹ (2015-2017)
Đơn vị: tỷ USD
Năm
Dòng chảy FDI vào trong từ
Dòng chảy FDI ra ngoài vào EU Anh EU Anh 2015 338.691 50.294 152.317 14.426 2016 318.177 57.267 186.333 33.469 2017 150.267 43.694 163.989 23.093 Nguồn: Selectusa.gov
Brexit cũng khiến cho các doanh nghiệp Mỹ có nguồn vốn đầu tư vào Anh hoặc có cơng ty đặt trụ sở tại Anh đang phải đối mặt với những vấn đề: chuyển hướng hoạt động, nhân công, thuế suất, các tiêu chuẩn kỹ thuật mới, …Brexit tước mất của Anh Quy chế tự do thương mại với EU có nhiều ưu đãi, khiến các cơng ty đa quốc gia của Mỹ có hoạt động ở Anh gặp khó khăn. Số lượng tập đồn tài chính Mỹ đặt trụ sở ở Anh sẽ giảm mạnh sau khi họ bị mất các thỏa thuận cho phép được tự do hoạt động ở các nước thành viên EU mà không phải thành lập các công ty con, việc này vốn mất khá nhiều chi phí.
Mỹ là nước có nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Anh lớn nhất. Theo IMF, Anh là điểm thu hút đầu tư vì nước này là cửa ngõ để đi vào một thị trường chung châu Âu với 500 triệu người tiêu dùng. Sau Brexit, các doanh nghiệp Mỹ sẽ giảm dòng vốn đầu tư vào Anh để chuyển hướng hoạt động sang địa bàn khác. Số liệu cho thấy, nguồn vốn FDI từ Mỹ vào Anh năm 2017 giảm 31%, xuống còn hơn 23 tỷ USD, thậm chí chỉ bằng
gần một nửa vốn FDI lớn nhất vào năm 2012. Điều này đồng nghĩa với việc buộc phải cắt giảm nhân công của các cơng ty đang hoạt động tại Anh. Bên cạnh đó, FDI của Anh và EU vào nước Mỹ cũng giảm mạnh. Nguồn vốn của EU đầu tư vào Mỹ giảm hơn một nửa, trong khi FDI của Anh vào quốc gia này giảm gần 24%. Sự sụt giảm này cho thấy phần nào Brexit đang có những tác động tiêu cực đáng kể đến nguồn vốn đầu tư nước ngồi của Mỹ.
Bên cạnh đó, việc điều chuyển nhân cơng giữa các trung tâm sản xuất tại Anh và EU cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do những quy định hạn chế nhập cư mới mà những những người ủng hộ Brexit đang thúc đẩy. Việc Anh rời khỏi EU cũng khiến các công ty sản xuất động cơ ô tô ở Anh bị áp mức thuế cao hơn, điều này có thể khiến lợi nhuận hàng năm giảm xuống. Tiêu biểu là Ford Motor, một tập đồn ơtơ đa quốc gia của Mỹ có các nhà máy trải khắp ở Anh và châu Âu. Tập đoạn này có thể phải đối mặt với mức thuế tăng 2.7% đánh vào động cơ nhập khẩu từ Anh và 10% đối với xe thành phẩm, có thể khiến lợi nhuận giảm hàng trăm triệu USD mỗi năm. Nước Anh hậu Brexit muốn định ra những tiêu chuẩn cho riêng mình về an tồn thực phẩm, chocolate hay các nguyên liệu thức ăn cho thú nuôi. Điều này cũng gây khó khăn cho các cơng ty thực phẩm Mỹ tại Anh bởi các tiêu chuẩn an tồn thực phẩm của Anh khơng cịn đồng nhất với EU.
Kết luận: Brexit tuy không gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn cho
nước Mỹ trong dài hạn nhưng cũng đã trực tiếp gây ra những tác động trong ngắn hạn đáng kể tới quan hệ thương mại Anh – Mỹ, chính sách tiền tệ Mỹ cũng như lợi nhuận của các công ty đa quốc gia Mỹ tại Anh.