3.1. Định hƣớng nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam khai thác cơ hội và vƣợt
3.1.2. Cải tiến trong áp dụng thuế suất trong khu vực mậu dịch tự do FTA
Trong thời gian qua, chính sách thuế với vai trị là cơng cụ quản lý vĩ mô trong nền kinh tế đã thể hiện rất rõ sự ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, khuyến khích đầu tư vốn vào sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, những thành tựu nói trên vẫn cịn tháp so với tiềm năng và khả năng phát triển của nước ta.
Để tiếp tục khuyến khích đầu tư sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, đón trước q trình hội nhập và hạn chế tối đa các bất lợi cho sản xuất trong nước khi trở thành thành viên AEC, trong thời gian tới, chính sách thuế nên điều chỉnh theo hướng sau:
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Thứ nhất, tiếp tục mở rộng những ưu đãi về thuế, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp giảm giá thành của hàng hóa xuất khẩu, tiến tới chỉ thu thuế xuất khẩu đối với dầu thô, đá quý, kim loại và phế liệu kim loại, da trâu bò sống, một số sản phẩm gỗ sơ chế. Đối với những mặt hàng còn tiếp thu thuế xuất khẩu sẽ tiếp tục được nghiên cứu xử lý theo hướng giảm bớt mức thuế suất thuế xuất khẩu, tiếp tục áp dụng thuế giá trị gia tăng 0% và hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của những hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu vào các Khu chế xuất, thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm nội địa vào Khu chế xuất.
Thứ hai, duy trì và tăng mức ưu đãi về thuế trực thu đối với các nhà đầu tư sản
xuất, chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là đối với những ngành Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động. Thực hiện bảo hộ có chọn lọc, có hiệu quả để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hiệu quả nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước để tiến tới mở rộng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Thứ ba, biểu thuế nhập khẩu cần được đơn giản hóa các mức thuế, tức là giảm
dần số lượng các mức thuế khác nhau. Việc này sẽ tạo điều kiện quản lý tốt hơn, tránh thất thu thuế. Đồng thời, giảm mức chênh lệch giữa biểu thuế ưu đãi và đặc biệt ưu đãi, để hạn chế sự lệch lạc về nguồn nhập khẩu từ những nước được hưởng ưu đãi thuần túy về thuế nhập khẩu, mà ít dựa trên chất lượng và tính năng sử dụng của hàng hóa. Hơn nữa, cần có chính sách miễn giảm thuế hợp lý; với những mục tiêu cần ưu tiên, hỗ trợ, Nhà nước nên trợ cấp qua ngân sách, không nên sử dụng công cụ thuế để trợ giá.
Thứ tư, xuất phát từ tính bất ổn định, hay thay đổi của hệ thống thuế, trong
giời gian tới các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần nghiên cứu kĩ lưỡng và khoa học hơn trước khi ban hành các luật thuế và các văn bản hướng dẫn mới. Đối với việc điều chỉnh biểu thuế xuất nhập khẩu, cần phải xem xét một cách toàn diện kim ngạch nhập khẩu, khả năng sản xuất mặt hàng đó trong hiện tại, tương lai và ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách