Hoàn thiện thể chế và ổn định các điều kiện kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp việt nam khi nước ta gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 (Trang 65 - 69)

3.1. Định hƣớng nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam khai thác cơ hội và vƣợt

3.1.3. Hoàn thiện thể chế và ổn định các điều kiện kinh tế vĩ mô

Thể chế và các điều kiện kinh tế vĩ mô là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đầy và phát triển kinh tế. Từ thực tế phát triển của Việt Nam nói riêng và

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

các nước trên thế giới nói chung thì: nếu như coi tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội là tiền đề cho sự phát triển thì thể chế và điều kiện kinh tế vĩ mơ mới là nhân tố quyết định sự thành công.

Cơ chế thị trường của Việt Nam vẫn còn sơ khai, nền kinh tế chưa được vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Các thủ tục hành chính vẫn cịn q rườm rà, tệ tham nhũng, cửa quyền đã được khắc phục nhưng vẫn cịn tồn tại,… Nhìn chung, Việt Nam vẫn còn nhiều khác biệt và bất cập so với các nước khác về cơ chế, chính sách, hệ thống luật pháp cũng như thực tiễn hoạt động kinh tế. Để hội nhập thành cơng và đón bắt tốt những cơ hội, cần có một thể chế phù hợp với Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Do yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện CEPT/AFTA để tham gia vào AEC là tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế và hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một cách đồng bộ, hoàn chỉnh, phù hợp với thơng lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Có nghĩa là định hướng trên cần phải theo hướng hiện đại và quốc tế, hội tụ được những tiến bộ mà nhân loại đã đạt tới và đương nhiên phải phù hợp với những xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và cơ chế chung của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Để làm được điều này, nhà nước cần phải xem xét lại một cách toàn diện thể chế kinh tế hiện hành để sửa đổi những điều không phù hợp, bổ sung những luật lệ, chính sách mới để đảm bảo sự nhất quán, hoàn chỉnh giữa các chính sách kinh tế. Ngồi ra, cần tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ, loại bỏ những phương thức điều hành kinh tế của thời kì bao cấp để lại.

Trong một cơ chế thị trường như trên, ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế. Chính sách tài chính – tiền tệ được thực hiện nhằm đảm bảo quản lý tốt thâm hụt ngân sách, duy trì mức lạm phát thấp, quản lý được nợ nước ngoài và duy trì tỉ giá hối đoái cạnh tranh. Các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng, tốc độ gia tăng xuất khẩu, mức lạm phát, cán cân thương mại… cần giữ ổn định ở một con số hợp lý nhất, tùy từng chỉ tiêu. Nếu đảm bảo được mức thâm hụt ngân sách Nhà nước ở mức 5% GDP và mức lạm phát hàng năm ở một con số có thể coi như đảm bảo giữ vững ổn định về kinh tế.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Cùng với sự ổn định về chính trị và xã hội, ổn định kinh tế sẽ là một trong những lợi thế của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam trong quá trình tham gia AEC.

3.1.4. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây, mặc dù cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có sự dịch chuyển tích cực một phần do tác động của quá trình hội nhập kinh tế khu vực, tuy vậy, trong cơ cấu kinh tế này, nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ lệ cao so với các nước trong khu vực. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác. Thực tế cho thấy, Việt Nam hầu như mới chỉ xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thơ như gạo, dầu thơ, sắt thép,..., nhóm hàng cơng nghiệp có giá trị gia tăng thấp, trong khi sản lượng xuất khẩu cao vẫn nằm chính trong nhóm hàng gia cơng như dệt may, da giày, vi tính,…Với một cơ cấu kinh tế như vậy, Việt Nam thường xuyên ở trong tình trạng nhập siêu. Vì vậy, chúng ta cần phải tận dụng những tác động tích cực của việc tham gia AEC để đẩy mạnh quá trình dịch chuyển kinh tế hơn nữa. Chúng ta đang hướng tới một nền kinh tế với cơ cấu hiện đại trong đó các ngành cơng nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao, so với mục tiêu năm 2020 về cơ bản đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.

Để việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong điều kiện tham gia AEC nói riêng và hội nhập kinh tế thế giới nói chung đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần quán triệt những nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, chuyển dịch cơ cấu trong điều kiện hội nhập phải theo hướng khai thác

triệt để lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của nền kinh tế nước ta nhằm tham gia có hiệu quả vào trao đổi mậu dịch khu vực. Lợi thế của nền kinh tế nước ta phải xem xét trên quan điểm lựa chọn được những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có tính bền vững tương đối và phù hợp với sự năng động của thị trường khu vực.

Hai là, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập phải được

tiến hành trên cơ sở của chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế với sự tốn chu đáo và tồn diện các mục tiêu chiến lược, với bước đi phù hợp trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng và các nguồn lực phát triển của nền kinh tế.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập phải tính đến các

yêu cầu phát triển bền vững, lâu dài, yêu cầu giải quyết các vấn đề xã hội nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của các hoạt động kinh tế đối nội và đối ngoại của nước ta, phấn đấu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta.

Bốn là, phải đẩy mạnh sản xuất trong nước, phát triển công nghệ chế biến để

nâng cao tỷ trọng ngành hàng công nghiệp. Con đường cơ bản đối với Việt Nam là phải tiếp cận công nghệ, hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế để sản xuất những sản phẩm mà trước mắt Việt Nam chưa sản xuất được. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng các ngành: ô tô, thiết bị điện, sắt thép và vật liệu xây dựng cao cấp,… Các ngành dịch vụ như dịch vụ phần mềm, du lịch, vận tải, quá cảnh, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng cũng cần được chú trọng phát triển.

3.1.5. Thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng được coi là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài của cả nền kinh tế, không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia Đông Nam Á khi tham gia vào AEC. Đánh giá một cách khách quan, cơ sở hạ tầng phần cứng của Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc so với thời kì chưa đổi mới. Tuy nhiên, q trình tồn cầu hóa diễn ra ngày càng năng động và sâu rộng hơn thì cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn chưa theo kịp để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Thậm chí, dù đã được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhưng nhiều hệ thống như mạng lưới giao thông, nguồn điện, lưới điện, hệ thống cấp thoát nước… ở những thành phố lớn vẫn đang trong tình trạng lạc hậu xuống cấp. Bên cạnh đó, các cơ sở hạ tầng cũng chưa có sự phát triển đồng đều. Ví dụ như hàng không hay viễn thông phát triển vơ cùng nhanh chóng trong khi đó thì hệ thống giao thông khác như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, hay điện nước chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển và trở thành điểm ách tắc cần giải quyết. Hệ thống giao thông không gắn kết thông suốt giữa các loại hình cũng như giữa trong và ngoài nước khiến vận tải đa phương thức gặp nhiều khó khăn, trở thành yếu tố cản trở quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Việt Nam hồn tồn có thể nhìn vào các biện pháp mà các quốc gia phát triển hơn trong khu vực đang làm nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng của chính họ, từ đó, tạo

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của quốc gia dễ dàng hơn trong việc lưu chuyển hàng hóa, cung cấp dịch vụ và sản xuất. Cụ thể hơn, nhà nước hoặc chính phủ có thể thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, đối với cơ sở hạ tầng trong nước, Chính phủ cần phải có các hình

thức hoặc chính sách như thức BOT, BT,… để khuyến khích các nhà thầu nước ngoài tham gia xây dựng các nhà máy điện, phát triển cảng biển, đường cao tốc,… Ngồi ra, Chính phủ nên tập trung đầu tư vào huấn luyện con người để sử dụng những công cụ hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, tránh gây lãng phí, thất thốt tiền đầu tư của nhà nước. Nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn, địi hỏi cần có một chính sách đầu tư phù hợp và sự quản lý chặt chẽ, vừa khuyến khích đầu tư, cũng vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.

Thứ hai, Việt Nam không chỉ cần chú trọng nâng cao cơ sở vật chất, hạ tầng

trong nước mà còn cần tìm ra những biện pháp để liên kết với các thành viên, các quốc gia khác để phát triển một cách đồng bộ hơn. Chú trọng việc tăng cường hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng giữa các nước ASEAN, trong đó, tập trung chủ yếu vào phát triển đồng bộ mạng lưới vận tải, thông tin, giao dịch an toàn giữa các thành viên và với thế giới. Những sự hợp tác này vừa giúp cho Việt Nam giảm thiểu được các chi phí, tận dụng được nguồn lực của nhiều quốc gia, học hỏi thêm các kinh nghiệm quốc tế, tự nâng cao được tiêu chuẩn của chính các cơng trình xây dựng trong nước để đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.

Với sự chuẩn bị kĩ hơn về cơ sở vật chất, Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp của mình có nhiều cơ hội trong giao thương hàng hóa dịch vụ với các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp việt nam khi nước ta gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)