3.3. Một số kiến nghị giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội và vƣợt
3.3.3. Xây dựng và phát triển các Hiệp hội của các doanh nghiệp
Việc hội nhập AEC là một sự kiện của tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ của riêng một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Hội nhập AEC sẽ có tác động lên nhiều mặt của các doanh nghiệp, đó có lúc là điểm thuận lợi cho doanh nghiệp này nhưng cũng có lúc sẽ là điểm bất lợi cho doanh nghiệp khác. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp của Việt Nam cịn phải cạnh tranh khơng chỉ với doanh nghiệp nội địa mà cịn phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngồi. Vì vậy, nhu cầu về liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam là tất yếu, và việc liên kết ở đây không chỉ dừng lại trong nội bộ các ngành với nhau mà còn trong tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với việc liên kết này, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội trao đổi thơng tin về các doanh nghiệp khác trong khu vực, về các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành nghề, về các thông tin liên kết, hội nhập kinh tế khu vực. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ có những mối quan hệ để hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh, chia sẻ cho nhau những biện pháp chống lại các hàng rào phi thuế quan từ các quy định của AEC và các quốc gia khác trong khu vực. Có thể nói, việc tạo thành các Hiệp hội doanh nghiệp là cần thiết và đúng đắn, nhất là trong quá trình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Nhà nước nên chủ động hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp đi đến liên kết, đồng thời, tạo điều kiện và cung cấp các nguồn lực cần thiết để Hiệp hội doanh nghiệp có cơ hội phát triển mạnh hơn, thể hiện được vai trò đầu tàu trong việc định hướng cho các doanh nghiệp trong cùng một ngành, phát huy được tác dụng của việc liên kết doanh nghiệp.