3.3. Một số kiến nghị giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội và vƣợt
3.3.1. Nhà nước cần tăng cường thông tin cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp dù có chủ động, chuẩn bị kĩ lưỡng đến đâu nhưng thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ thì các nỗ lực cũng thường khó đạt được kết quả cao nhất. Có thể thấy được, tại các quốc gia khác trong ASEAN, Chính phủ các nước đã có những hành động nhất định để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu về AEC cũng như có các hỗ trợ khác. Các doanh nghiệp của Việt Nam hồn tồn có thể dựa trên sự quan sát các nước khác để kiến nghị cho Chính phủ một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp:
- Nhà nước có thể nâng cao vai trò của những tổ chức xúc tiến thương mại trong nước cũng như thương vụ tại các nước ASEAN để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam về mặt thông tin, pháp luật,… khi các doanh nghiệp có các thương vụ mua bán trong các quốc gia khác trong khu vực.
- Tổ chức các buổi gặp gỡ và đối thoại giữa đại diện các doanh nghiệp và đại diện Chính phủ nhằm thu thập các phản hồi từ các bên liên quan về các sáng kiến hội nhập kinh tế khu vực và sự phát triển tiếp theo của ASEAN sau năm 2015.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
- Tiến hành tập huấn và đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam về các kiến thức cơ bản trong cạnh tranh kinh doanh tại môi trường ASEAN khi hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Theo đó, các doanh nghiệp được cung cấp các thông tin cụ thể và chi tiết về các lĩnh vực xuất nhập khẩu các nước trong ASEAN, các thể mạnh và các điểm yếu của các đối tác mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cùng tiến hành kinh doanh khi ASEAN trở thành một thị trường chung thống nhất.
- Các cơ quan quản lý nên có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư vào nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Cuối cùng, các cơ quan quản lý phải thực sự quan tâm, có thiện chí khi lắng nghe các thắc mắc, các nguyện vọng và đề đạt của các doanh nghiệp thì sự phối hợp hai chiều giữa doanh nghiệp và Nhà nước mới thực sự có hiệu quả.
Nếu thực hiện được những kiến nghị trên thì sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích cho cả hai phía là doanh nghiệp và Chính phủ. Doanh nghiệp có nhiều kênh chính thống để dễ dàng và tiện lợi trong việc tiếp cận thơng tin về chính sách, thị trường, đối thủ, đối tác… Cịn Chính phủ khơng những có thể tiếp cận và lắng nghe doanh nghiệp để có những điều chỉnh chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thương mai, giao dịch, mà cịn có thể tiếp thu được những ý kiến mang tính chất đổi mới, đóng góp chung cho sự phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN.