qua thử thách khi tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC
3.2.1. Chủ động đổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh và nắm bắt các cơ hội mới
Như đã nêu ra ở chương II, khi trở thành thành viên của AEC, các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ gặp cả những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn. Điều đáng lưu ý là AEC khơng chỉ dành riêng các cơ hội hay các thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn dành cho tất các doanh nghiệp khác trong khu vực. Các doanh nghiệp hội nhập vào nền kinh tế chung của ASEAN thông qua AEC đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải lường trước được những sự cạnh tranh gay gắt hơn. Chính vì vậy, có tận dụng được cơ hội và khắc phục được khó
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
khăn, thử thách hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ chủ động, sự nhạy bén, linh hoạt tinh thần đổi mới của các doanh nghiệp Việt Nam. Căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp này là sự tiềm năng của thị trường tiêu thụ hàng hóa trong ASEAN, sự tăng cường việc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất khác trong khu vực, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông và những quy định về nguồn gốc xuất xứ trong AEC.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng những biện pháp như sau:
Thứ nhất, để nắm bắt cơ hội là thị trường rộng lớn của ASEAN, cũng như đạt
được tăng trưởng bền vững trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm nhận diện ra các thị trường tiềm năng, đặc biệt là tại các quốc gia như Thái Lan, Indonexia, Malaysia và tìm cách nắm bắt các cơ hội tăng trưởng xuất khẩu sang các nước này. Bởi vì các nước này là các khu vực có dân cư đơng đúc, có các tiêu chuẩn khá cao về chất lượng, hơn nữa đây là các quốc gia mà Việt Nam có tỉ lệ nhập siêu cao. Tăng cường xuất khẩu sang 3 khu vực này sẽ là cách để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao, tạo lập uy tín về chất lượng hàng hóa, làm tăng thị phần, vừa giảm nhập siêu và tiến tới từng bước cân bằng cán cân thương mại trong buôn bán với các nước thành viên ASEAN.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần tự nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp
với các thị trường rộng lớn hơn và đáp ứng được các yêu cầu hưởng ưu đãi trong các FTA. Lý do là, sau khi thực hiện AFTA, việc cạnh tranh bằng các sản phẩm giá rẻ mà các doanh nghiệp Việt Nam hay sử dụng đã khơng cịn hữu ích, do vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm mới có thể cạnh tranh lại được với các doanh nghiệp cùng ngành trong khối ASEAN. Các doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị chu đáo từ mẫu mã, bao bì, quy cách, thành phẩm…, đội ngũ nhân sự chuyên trách xây dựng thị trường, đến nghiên cứu các phương thức mới xâm nhập thị trường. Đồng thời, trong quá trình phát triển thị trường, cần theo sát xu hướng tiêu dùng của người dân mỗi nước ASEAN. Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp cũng nên liên kết với những nhà phân phối có uy tín và có năng lực của các quốc gia thành viên. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phải liên tục cải cách quy tắc xuất xứ, đưa ra những điều chỉnh cần thiết để thích ứng với
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
những thay đổi trong quy trình sản xuất tồn cầu. Hàng hóa của các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đảm báo đáp ứng được những tiêu chí, quy định về nguồn gốc xuất xứ mới được hưởng ưu đãi thuế quan trong CEPT/AFTA.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần phải cập nhật, áp dụng và phát huy hơn nữa ứng
dụng của công nghệ thông tin trong việc điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp để nâng cao tính minh bạch và năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới với khu vực. Đối với các doanh nghiệp, sử dụng ICT sẽ là bước ngoặt giúp các doanh nghiệp chuyển dần từ cạnh tranh bằng chi phí nhân cơng thấp và dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng, giá trị trí tuệ của hàng hóa, dịch vụ. Công nghệ thơng tin và truyền thơng cũng chính là nền tảng cho sự hình thành và phát triền của Thương mại điện tử. Hải quan điện tử cũng như thương mại điện tử là lĩnh vực phát triển ưu tiên của AEC. Sử dụng công nghệ thông tin sẽ là cách mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt kịp với xu thế hội nhập thế giới.
Thứ tư, các doanh nghiệp cần trang bị cho mình những phương thức hiệu quả
trong quản lý rủi ro như: hiểu và biết cách sử dụng các cơng cụ phịng chống rủi ro biến động, nhận thức về các tiêu chuẩn và hàng rào kĩ thuật, hiểu về các vấn đề kinh tế vĩ mơ, các thay đổi trong chủ trương, chính sách của nhà nước.
Thứ năm, các doanh nghiệp cần chú trọng vào việc tăng nhanh tỉ lệ nội địa hóa
nguyên phụ liệu của ngành, từ đó, giảm thiểu phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, trở nên chủ động hơn về nguồn cung cấp. Để làm được điều này, các doanh nghiệp có thể đầu tư hơn về nghiên cứu, phát triển (R&D), đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, đầu tư vào vùng trồng nguyên liệu….
Chủ thể thực hiện các giải pháp nêu trên là các doanh nghiệp Việt Nam đang chú trọng vào việc xuất khẩu ra các thị trường các nước khác trong khu vực. Họ sẽ là đối tượng cần chú ý đến tỉ lệ nội địa hóa (40%) đã được quy định theo như cam kết hội nhập của AEC để được hưởng những ưu đãi theo CEPT/AFTA. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng sẽ phải thường xuyên nắm bắt nhu cầu của thị trường nước ngồi để tìm ra được sản phẩm thích hợp và được ưa chuộng tại thị trường đó.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Muốn thực hiện giải pháp nêu trên cần đáp ứng được các điều kiện sau các doanh nghiệp là đối tượng năng động, có mong muốn vươn ra thị trường khu vực và thế giới, có tầm nhìn. Thêm vào đó, đây cịn là những doanh nghiệp tiên phong của Việt Nam trong việc mở rộng phạm vi hoạt động để trở thành doanh nghiệp cấp khu vực. Các doanh nghiệp này đã xây dựng và tích lũy được một hệ thống kinh doanh quy củ, bài bản, hệ thống nhân viên có chun mơn và tay nghề vững chắc để đảm bảo thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh trong thời gian hội nhập sắp tới.
Nếu thực hiện tốt các giải pháp được nêu ra ở trên, các doanh nghiệp sẽ gây dựng được chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường khu vực, tạo tiền đề cho việc vươn xa hơn trong thị trường quốc tế với những cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm tích lũy được thông qua việc xâm nhập thị trường khu vực. Thêm vào đó, những doanh nghiệp này sẽ là những doanh nghiệp đầu tàu, là bệ đỡ cũng như để lại những kinh nghiệm quý báu cho những doanh nghiệp Việt Nam đi sau.
3.2.2. Chủ động nắm bắt, cập nhật thơng tin về lộ trình xây dựng và các chính sách của AEC
Lý do cho việc đề xuất giải pháp này là do: theo các nghiên cứu và điều tra trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn chưa thực sự quan tâm về Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC, chưa nhận thức hết được những cơ hội và thách thức mà họ sẽ gặp phải khi hội nhập AEC. Trong khi đó, các doanh nghiệp khác tại các nước khác trong khu vực hầu như đã được trang bị đầy đủ kiến thức, được nhà nước tư vấn, hỗ trợ. Chính những điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp khác trong khu vực. Lúc này chính là lúc các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thơng tin về các chính sách mới sẽ được thực thi trong AEC để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho chính mình. Việc chủ động tìm hiểu thơng tin và lộ trình xây dựng AEC cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có các điều chỉnh hợp lý, tích cực các chiến lược sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là về thị trường, sản phẩm và mức độ cạnh tranh trong thời gian tới. Đồng thời, việc nhận thức và đảm bảo được các tiêu chuẩn, các hàng rào kĩ thuật do AEC quy định là cơ sở để doanh nghiệp nhận được các ưu đãi thuế quan, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất kinh doanh theo phân khúc, theo mạng, theo cụm, theo chuỗi…
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Để trở nên chủ động nắm bắt các thơng tin về AEC, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Thứ nhất, tích cực tham gia các diễn đàn doanh nghiệp, không chỉ trong mà
cịn ở ngồi nước, thảo luận về AEC cũng như những tác động của AEC đến Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam.
- Thứ hai, nắm bắt được các kênh tuyên truyền chủ yếu của Nhà nước và Chính phủ về những thay đổi trong nghị định, chính sách để phù hợp với những quy định của AEC.
- Thứ ba, cập nhật các bản tin của các tổ chức quốc tế như ACPMS, ILO,
ADB để nắm bắt được các thông tin mới nhất, cập nhật nhất về quá trình hình thành AEC của các quốc gia khác và của các doanh nghiệp khác trong cùng khu vực
Mọi doanh nghiệp của Việt Nam đều cần phải là chủ thể của biện pháp này, trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải là các doanh nghiệp chú ý nhiều nhất đến quá trình hội nhập của AEC. Thứ nhất là vì AEC có nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực nên đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp này thu hút nguồn vốn và các ưu đãi khác. Nguyên nhân thứ hai là vì đây cũng là đối tượng doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu nhiều sự ảnh hưởng nhất trong quá trình hội nhập do sự bành trướng của các doanh nghiệp quy mô lớn trong khu vực cũng như do sự không nhận thức kịp các thay đổi của chính sách.
Điều kiện để doanh nghiệp có thể làm tốt biện pháp này là có một nhóm tư vấn từ Chính phủ hoặc tự thành lập một tổ chuyên viên nghiên cứu về các vấn đề của khu vực, trong đó chú trọng hơn đến việc giúp đỡ từ phía Chính phủ do đây chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hiệu quả mà biện pháp này mang lại sẽ là sự tự ý thức của doanh nghiệp về các cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp đang đối mặt, thơng qua đó, các doanh nghiệp sẽ không gặp phải những bất ngờ trong quá trình làm thủ tục, quá trình xúc tiến thương mại cũng như hiểu rõ hơn về các đối tác làm ăn trong khu vực, từ đó, đem lại hiệu quả lợi ích kinh tế lớn nhất có thể.
3.2.3. Các doanh nghiệp tăng cường thực hiện quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ
Cộng đồng kinh tế ASEAN có đưa ra Kế hoạch hành động ASEAN, trong đó vấn đề nổi bật là việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này sẽ nhằm tạo ra một hệ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thống đăng kí ASEAN, tạo điều kiện cho đăng kí thiết kế của người sử dụng và thúc đẩy sự phối hợp giữa các văn phịng về quyền sở hữu trí tuệ trong khu vực, tham gia đầy đủ vào các điều ước quốc tế phổ biến về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vẫn đang cịn rất nhiều khó khăn và là điểm yếu của các doanh nghiệp.
Nội dung của giải pháp bao gồm:
- Thứ nhất, doanh nghiệp nên xem xét đến những giải pháp, phần mềm doanh
nghiệp, các sáng kiến không cần mua bản quyền mà có thể sử dụng tự do, đã có sự cho phép của tác giả. Điều này phần nào sẽ làm giảm bớt gánh nặng về chi phí trong thời gian chuyển đổi ban đầu của doanh nghiệp
- Thứ hai, doanh nghiệp có thể đầu tư ban đầu vào việc mua lại các bằng sáng
chế, các sáng tạo từ những doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Điều này, một mặt làm cho các doanh nghiệp Việt Nam đảm bảo được việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, vừa giúp các doanh nghiệp khác của Việt Nam có cơ hội quảng bá sản phẩm, nhân rộng sản phẩm sáng tạo của họ trên thị trường
- Thứ ba, doanh nghiệp đầu tư vào việc khuyến khích sáng tạo, cải tiến từ
chính các nhân viên trong cơng ty mình. Đây là bước có thể thực hiện sau cùng hoặc thực hiện song song với các bước trên. Ưu điểm của giải pháp này là khuyến khích và tận dụng hết khả năng làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố cốt lõi giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thực hiện giải pháp này cần phải xem xét kĩ đến các điều kiện của doanh nghiệp mình như: sự dồi dào hay eo hẹp về tài chính của doanh nghiệp, khả năng của đội ngũ nhân viên, xem xét đến điều kiện về tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo cho nhân viên trong công ty.
Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ sẽ đem lại những khó khăn ban đầu cho các doanh nghiệp như chi phí dành cho sản xuất, quản lý trở nên đắt đỏ hơn, bỏ nhiều vốn đầu tư hơn, giá thành sản phẩm cao hơn. Tuy nhiên, khi thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ phải tự động tìm cách giảm thiểu các chi phí gây lãng phí khác, tìm cách tận dụng sự sáng tạo trong lao động, sản xuất của mỗi nhân viên, nhờ đó mà có xây dựng được cơ sở vững chắc cho việc phát triển bền vững trong tương lai.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
3.2.4. Tập trung phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam là quốc gia có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, tuy nhiên lại có trình độ chun mơn, kĩ năng ngoại ngữ và kĩ năng mềm chưa cao. Có thể nói, nguồn nhân lực của Việt Nam vừa thừa, vừa thiếu: thừa lực lượng lao động phổ thơng chưa có tay nghề nhưng cũng thiếu đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao.
Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Có thể nói, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực cả về chất và lượng là giải pháp mang tính đột phá cho các doanh nghiệp khi muốn hội nhập vào AEC. Lý do là với áp lực cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp khác trong khu vực, cũng như đòi hỏi của việc đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì bắt buộc phải có lực lượng lao động có khả năng và đạt các tiêu chuẩn ngang tầm khu vực. Hơn nữa, với việc tự do di chuyển của các lao động có tay nghề và được đào tạo sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám, đồng thời khó thu hút được người tài từ chính trong nước cũng như các quốc gia khác về làm