Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) phát triển ngành công nghiệp nhựa việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 40)

1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nhựa trên thế giới và tại Việt Nam

1.3.4 Nhận xét chung

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện tại, đặc biệt khi hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN cũng như lộ trình giảm thuế sâu của các hiệp định thương mại tự do khác kết hợp với khả năng đàm phán gia nhập một số hiệp định thương mại tự do mới như Việt Nam – EU, TPP; các doanh nghiệp nhựa Việt Nam có thể có cơ hội lớn để thâm nhập sâu và rộng hơn nữa vào thị trường quốc tế nhờ vào lợi thế về giá khi các sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam vào các nước này được hưởng ưu đãi thuế quan. Tiêu biểu như, tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay EU, mức thuế nhập khẩu các sản phẩm nhựa thành phẩm của Việt Nam đều đang ở mức 0%. Tại thị trường Hoa Kỳ, thuế nhập khẩu sản phẩm nhựa thành phẩm dao động từ 3% đến 6%. Tại thị trường Mexico, thuế nhập khẩu sản phẩm nhựa dao động trong phạm vi từ 10 % đến 15%. Tại thị trường Ấn Độ, thuế nhập khẩu sản phẩm nhựa nằm trong phạm vi từ 7% đến 10%. Trong khi các sản phẩm nhựa nhập khẩu của Việt Nam vào các thị trường này đang phải chịu mức thuế tương đối cao như trên thì việc gia nhập các hiệp định thương mại tự do

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

mới như TPP hay lộ trình giảm thuế sâu giai đoạn 2015 – 2018 của hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN - Ấn Độ sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và mở rộng thị trường khi rào cản thuế quan được hạ thấp. Ngoài ra, sự mở cửa thị trường hàng hóa nội địa có thể đem lại mơi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới và phát triển hơn.

Hội nhập không chỉ đem lại những thuận lợi mà cịn mang lại cả những thách thức và khó khăn đối với doanh nghiệp nhựa. Thứ nhất, doanh nghiệp nội địa có thể có cơ hội thâm nhập vào thị trường nước ngồi nhưng bản thân họ cũng gặp phải nhiều nguy cơ hơn trên chính thị trường nội địa. Từ năm 2015, Việt Nam chính thức hạ mức thuế nhập khẩu sản phẩm nhựa từ các nước trong khu vực ASEAN về mức 0%. Nhiều dòng thuế của mặt hàng nhựa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng được giảm về mức 0%. Đối với các mặt hàng nhựa nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nhật Bản, hai quốc gia có thế mạnh về dịng sản phẩm nhựa gia dụng chất lượng cao, Việt Nam vẫn đang duy trì mức thuế suất cao gần 20% nhưng chúng ta cũng chỉ có thể duy trì mức thuế suất này đến cuối năm 2020, tức là chỉ còn khoảng 5 năm nữa để chuẩn bị hội nhập, khi đó mức thuế suất dành cho sản phẩm nhựa từ Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ còn khoảng 5%, so với mức thuế 20 % hiện tại, sẽ là lợi thế lớn để sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia này thâm nhập và tấn công thị trường. Thứ hai, thâm nhập và mở rộng thị trường mới sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị lớn về tìm hiểu thị trường, các yếu tố kỹ thuật, cải tiến công nghệ để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ và EU. Bên cạnh đó, yêu cầu về xuất xứ hàng hóa cũng như hàm lượng giá trị khu vực là một rào cản thách thức lớn đối với doanh nghiệp nhựa nếu như ngành không tự chủ được vấn đề về nguyên liệu hoặc chỉ tham gia vào phân đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị ngành.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) phát triển ngành công nghiệp nhựa việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)