2.2 Phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của ngành công
2.2.5 Chính sách của Nhà nước
Năm 2011, ngành công nghiệp nhựa Việt Nam được Bộ Công Thương phê
duyệt quy hoạch phát triển ngành nhựa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với những nội dung chính như sau :
Về mục tiêu
Phát triển ngành Nhựa Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Từng bước xây dựng và phát triển ngành Nhựa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, xử lý phế liệu nhựa và chế biến thành nguyên liệu, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để trở thành ngành cơng nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới.
Về chuyển dịch cơ cấu ngành
Tăng dần tỷ trọng của nhóm ngành nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật, giảm dần tỷ trọng của nhóm ngành nhựa bao bì và nhựa gia dụng. Mục tiêu đến năm 2015 nhóm sản phẩm nhựa bao bì chiếm tỷ trọng 36%; nhựa gia dụng 20%; nhựa vật liệu xây dựng 23% và nhựa kỹ thuật 21%. Năm 2020 tỷ trọng các nhóm sản phẩm tương ứng là 34 %; 18 %; 25 % và 23%. Đến năm 2025 tỷ trọng các nhóm sản phẩm tương ứng là 31 %; 17 %; 27 % và 25 %.
Về chính sách phát triển
Tự chủ vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhựa thông qua việc cung cấp vốn đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất hạt nhựa PS, PE, Melamine, polyvinyl Clorua E (PVC - E), nhựa PE, nhựa PS và nhựa PP.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Xây dựng nhà máy tái chế phế liệu nhựa hiện đại ở cả hai miền Bắc và Nam.
Phân vùng phát triển: Quy hoạch phân bố về không gian của ngành nhựa dựa trên những yêu cầu sau:
Xoay quanh ba trung tâm của ba miền: Bắc, Trung, Nam.
Gắn liền với thị trường sản xuất các sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển;
Gắn với ba vùng nguyên liệu ngành nhựa: Nghi Sơn, Dung Quất và Bà Rịa - Vũng Tàu
Nâng dần tỷ lệ thuế nhập khẩu nhựa nguyên liệu để bảo vệ sản xuất nhựa nguyên liệu trong nước.